1.Thế nào là bệnh mạch vành(BMV)- thiếu máu cơ tim(TMCT):
Động mạch vành là gì ? Qua nhiều năm điều trị, chúng tôi thấy rất nhiều người, kể cả giáo sư, tiến sĩ đã đi học ở nước ngoài về đều không hiểu động mạch vành là gì.Ta chỉ cần hỏi tim bơm máu đi nuôi khắp cơ thể, vậy ai sẽ nuôi tim? Thượng đế đã làm một điều rất tuyệt vời là trước khi đưa máu đi nuôi cơ thể, trên thân động mạch chủ, ngài đã khoan hai lỗ và gắn vào đó hai cái vòi để dẫn máu trở về nuôi tim,giúp tim hoạt động bình thường, đó chính là 2 động mạch vành: động mạch vành trái và động mạch vành phải.
Vậy, động mạch vành là động mạch dùng để dẫn máu về nuôi tim,cung cấp năng lượng cho tim hoạt động bình thường.
Bệnh mạch vành: Khi lòng động mạch vành vì lý do gì đó bị hẹp lại hoặc tắc nghẽn thì lượng máu đưa về nuôi tim sẽ bi thiếu, khi đó tim không làm việc bình thường được nữa, người ta nói tim bị thiểu năng động mạch vành hay bệnh mạch vành, cũng còn được gọi là thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ.
Trong những năm gần đây, số bệnh nhân bị BMV ngày càng tăng lên và trẻ hóa. Trước đây, số bn bị BMV nặng thường rơi vào lứa tuổi trên 60, còn hiện nay nhiều bn chỉ mới ngoài 40 đã bị nhồi máu cơ tim , thậm chí bị tử vong. Đó là một dấu hiệu thật đáng lo. Theo thống kê của Hội Tim Mạch Học Việt Nam(6/2010) thì cứ 3 người VN trưởng thành, có 1 người bị mắc bệnh tim mạch - chủ yếu là bệnh mạch vành. Với tầng lớp trí thức và những người thành đạt, tỉ lệ này còn cao hơn nhiều.
2. Nguyên nhân của bệnh mạch vành:
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành nhưng các chuyên gia đều thống nhất các nguyên nhân chính là do xơ vữa động mạch, huyết khối hoặc sự lắng đọng Can xi .
Khi coleteron trong máu cao, các hạt mỡ sẽ bám vào thành động mạch, lâu dần tạo thành một lớp mỡ, làm hẹp lòng động mạch, cản trở dòng máu tới nuôi tim. Lớp mỡ đó trong y học gọi là xơ vữa động mạch.
Mấy năm trước, anh Cao M, con trai bác Cao Địch N từ Hà Nội vào thăm bố, gia đình mời tôi sang ăn cơm, trong tiệc vui anh hỏi tôi về bệnh tình của bố. Khi tôi nói về bệnh mạch vành bị xơ vữa làm tắc nghẽn anh đã kể cho tôi một thí dụ rất hay, anh kể: sau Tết vừa rồi chậu rửa bát nhà em bị tắc, nước không thoát được, em đi hỏi khắp mọi người làm sao để khắc phục, vì nhà vừa xây nếu đục ra làm lại thì quá phức tạp. May có một anh bạn giới thiệu tìm đến một vị “sư phụ”, chuyên nghiên cứu về những trắc trở trong xây dựng để hỏi, ông bảo: điều đó đơn giản, chỉ cần một chầu bia thôi. Em bảo mấy chầu cũng được, mong “sư phụ” chỉ giáo! Ông nói “ việc này chỉ cần tôi bảo cho vợ chú làm là xong”. Trời, may em có làm được chứ vợ em biết gì về xây dựng. Ông lại hỏi “nhà chú hay ăn thịt bò phải không ?” Rồi ông cười, vì hay ăn thịt bò nên khi rửa bát đĩa có nhiều mỡ trôi vào trong ống thoát, Hà Nội vừa rồi trời lạnh trên dưới 10 độ nên mỡ bám vào ống thoát càng nhanh và chỉ một thời gian ngắn sau thì mỡ sẽ lấp đầy ống, làm cho ống bị tắc; bây giờ chú về bảo với bà xã nấu cho tôi 3 nồi nước sôi, đổ vào đấy mỡ tan thì ống sẽ hết tắc. Ông còn dặn thêm cũng không cần nước thật sôi vì sẽ làm hỏng ống nhựa phía trong, và từ nay nếu trời lạnh phải rửa bát bằng nước nóng. Em về nói với bà xã, chỉ mới đổ một nồi thì ống bắt đầu thông, nồi thứ hai thì ống thông hoàn toàn. Có phải mỡ tắc trong mạch vành cũng thế phải không ạ ? tôi nói về hiện tượng thì rất giống nhau còn nguyên nhân thì có khác, mặt khác mỡ trong ống là mỡ chín, gặp nước sôi là tan ngay, còn mỡ trong mạch vành là mỡ sống, giải quyết để tan được nó là cả một vấn đề nan giải, nhưng câu chuyện của chú rất hay vì nó giúp người ta hiểu ra mỡ làm tắc mạch vành là như thế nào.
Về việc thẩm thấu và lắng đọng canxi: tại viện nghiên cứu Y Hoá Học Phòng Ngừa của Nhật Bản khi phẫu thuật tim của những bệnh nhân chết vì bệnh tim mạch, người ta đã phát hiện ra chất vôi lấp đầy trong các cơ tâm, làm cho trái tim cứng như đá vậy
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
-Yếu tố di truyền : Nếu bố mẹ bị BMV thì con dễ bị bệnh này.Có những dòng họ có rất nhiều người cùng bị BMV nặng.Có những gia đình, cả mấy anh em ruột cùng bị BMV, hỏi ra thì bố hoặc mẹ (có khi cả hai) đã bị mất ví căn bệnh này .Hơn mười năm trước, tôi đã chứng kiến một gia đình ở vùng Ba Vì ,Sơn Tây trong một năm có tới sáu đám tang đều mất do nhồi máu cơ tim. Qua thực tế chữa trị trong mấy chục năm qua, tôi cho rằng yếu tố di truyền mới là nguyên nhân đầu tiên của BMV.
- Lứa tuổi, giới tính, hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, tiểu đường, cao huyết áp,béo phì, nghiện rượu bia, it hoạt động thể lực và stress, thường căng thẳng thần kinh cũng có nhiều nguy cơ bị BMV
3.Những biểu hiện của bệnh mạch vành:
Với kinh nghiệm của một người đã mấy chục năm điều trị khá thành công bệnh mạch vành,chúng tôi có thể đưa ra mấy dấu hiệu sau để mọi người có thể phát hiện sớm BMV :
-Đau nhói ở ngực: (Tây y thường gọi là đau thắt ngực). Đây là điếm phản ứng hay gặp nhất ở BMV.Về vị trí , điểm nhói này thường hay gặp nhất là trên ngực trái, nhưng cũng có khi xuất hiện trên mỏm vai trái hoặc ở sau lưng bên trái.
-Tức ngực khó thở, nhiều lúc như bị hụt hơi
-Rất mệt khi hoạt động quá sức :Khi lao động hoặc tập luyện thể thao quá sức,hoặc khi phải chạy nhanh một vài trăm mét, khi leo dốc hoặc khi leo cầu thang lên tầng một, tầng hai,(đặc biệt leo lên cầu thang là rõ nhất)khi đó người mệt lả, tim đập dồn, chân như muốn khuỵu xuống…
-Đau đầu, chóng mặt hoặc buồn nôn đi kèm, có khi bị ngất xỉu….giống như hội chứng tiền đình, thực ra đây không phải là hội chứng tiền đình mà là thiếu máu lên não.
-Ngủ đêm thường hay bị chuột rút (vọp bẻ), có khi chỉ trở người nhẹ cũng bị rút đau cứng chân.
Dấu hiệu chung cho người bi BMV là giống như người giả đò : đang vui vẻ khoẻ mạnh thế mà làm việc gì nặng một tý là như người hết hơi, mệt rã rời…
Tuy nhiên cũng có số ít người bị TMCT nhưng không hề có những biểu hiện bên ngoài như trên, những trường hợp này được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.
4. Điều trị BMV như thế nào?
a.Theo Tây Y : Hiện tại có 4 phương pháp điều trị bệnh mạch vành:
a1.Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y:
Việc điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y nhằm tăng cường lượng máu về tim và làm giảm các cơn đau thắt ngực. Cụ thể các thuốc điều trị cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
1.Làm giãn mạch vành
2.Làm giảm mỡ trong máu
3.Chống quy tập tiểu cầu
4.Điều chỉnh huyết áp
5.Điều chỉnh nhịp tim
6.Thuốc chẹn kênh calci
7.Lợi tiểu
Đồng thời kết hợp tập luyện, điều chỉnh lối sông,điều chỉnh chế độ ăn uống,giảm chât béo trong khẩu phần ăn hàng ngày, giảm rượu, bia, bỏ thuốc lá v.v…
Về các thuốc cụ thể tôi không nêu ở đây, vì điều trị bênh mạch vành rất phức tạp, cần có bác sĩ chuyên khoa theo dõi sát và xử lý kịp thời những diễn biến bất thường.
Điểm yếu của phương pháp này là khi động mạch vành hẹp nhẹ (dưới 50%) thì thuốc có tác dụng nhất định, còn khi mạch bị hẹp nặng (trên 70%) thì thuốc tỏ ra kém hiệu quả, không tránh khỏi xảy ra nhồi máu cơ tim. Khi đó phải đặt stent.
a2.Điều trị can thiệp ĐM vành:
Gồm có nong ĐMV và đặt stent: được dùng cho các trường hợp BMV mà điều trị nội khoa tỏ ra kém hiệu quả hoặc các trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp hoăc đột quỵ.
Nong ĐMV là dùng một quả bóng nhỏ được đẩy theo động mạch đùi hoặc theo động mạch cẳng tay vào tận chỗ tắc ở trong ĐMV, sau đó bóng được bơm căng lên, làm giãn rộng lòng ĐMV, rôi bóng được xả hơi, rút ra khỏi cơ thể : lòng ĐMV đã thông, máu về tim tốt hơn. Nhưng chỉ vài tháng sau, lòng ĐM đã có thể bị tái hẹp. Để mở rộng lòng ĐM một cách ổn định hơn, người ta đặt vào chỗ tắc vừa được nới rộng một giá đỡ (stent) bằng thép đặc biệt. Stent là một ống thép mỏng cấu trúc dạng mắt lưới, được gá vào ngoài quả bóng. Khi tới vị trí tắc nghẽn bóng được bơm lên áp suất từ 15 tới 20 atmôtphe, làm cho ống thép giãn ra, ép chặt vào thành động mạch, bóng được xả hơi và rút ra, stent nằm cố định lại đó.
Hiện nay, 80% các trường hợp tắc động mạch được chỉ định đặt stent và 20% còn lại phải mổ mở.Thế giới từ những năm 80 đã đưa đặt stent vào điều trị thường quy, còn ở Việt Nam đầu thế kỷ này mới đạt được điều đó. . Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đặt stent được và không phải trường hợp đặt stent nào cũng thành công. Những ca sức khoẻ yếu quá do tuổi cao, do bệnh nặng hoặc đi kèm những bệnh khó khác như huyết áp cao, tiểu đường thì không dám đặt stent vì dễ bị đột quỵ hoặc tử vong ngay trên bàn mổ, khi bơm bóng lên đến áp suất từ 15 tới 20 at.
a3 .Điều trị phẫu thuật bắc cầu ĐM vành:
Khi các biện pháp điều trị nội khoa hay can thiệp đặt stent không giải quyết được tình trạng tắc nghẽn mạch vành thì người ta phải dùng phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: đó là phương pháp phẫu thuật nối động mạch chủ với động mạch vành vượt qua chỗ bị tắc nghẽn.
Bắc cầu nối chủ - vành
a4.Dùng tế bào gốc:
Trong trường hợp các phương pháp điều trị của Tây y bế tắc- chỉ số EF( phân suất tống máu) chỉ đạt dưới 40% (trong khi người bình thường đạt > 50%), bệnh nhân có dấu hiệu suy tim-người ta chuyển sang nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc để phục hồi các tế bào của cơ tim. Viện Tim Mạch quốc gia là đơn vị đầu tiên ở nước ta áp dụng kỹ thuật này để điều trị cho 6 ca đầu tiên vào cuối năm 2009.Tuy nhiên theo GS TS Nguyễn Lân Việt, giám đốc Viên Tim quốc gia, việc thực hiện còn nhiều phức tạp, vì họ phải đưa bệnh nhân qua Bệnh viện Bạch Mai để lấy tủy sống, rồi qua BV trung ương Quân đội 108 để lấy tế bào gốc, sau đó đưa về Việt Đức nuôi tế bào gốc trong 8 tháng,tới tháng thứ 9 mới cấy vào tim của bênh nhân. Chi phí cho một ca như vậy là khoảng 200 triệu.Kết quả, chỉ số EFcó tăng thêm được mấy phần trăm,sau một năm điều trị các tế bào của cơ tim bị nhồi máu của bệnh nhân được hồi phục đáng kể.
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, việc ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh tim mạch vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu và còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ, đang gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học như khả năng đào thải tế bào gốc của cơ thể như thế nào ? ứng dụng tế bào gốc cho bệnh tim nào là tốt nhất? dùng tế bào gốc với số lượng bao nhiêu là vừa? con đường đưa tế bào gốc vào cơ thể thế nào là tốt nhất và có gây phản ứng phụ gì sau này không v.v...
Mặc dù trong những năm gần đây thế giới đã có rât nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị BMV nhưng vẫn có tới 10% bệnh nhân là không thể chữa được bằng tây y.
b.Theo Đông y :
Việc điều trị chủ yếu tập trung vào bổ khí, hoạt huyết, tiêu đờm và giảm mỡ trong máu .Đó là một việc làm không dễ , bởi bổ khí thì phải dùng những vị bổ ích nguyên khí và thăng dương, bổ khí ở đây còn có một ý nghĩa khác là để ích huyết, vì đa số những người thiếu máu cơ tim nặng thường thiếu máu, da dẻ xanh xao, môi tím ngắt ; trong khi trừ đờm thì lại cần những vị đạm thấm, cần hạ khí tiêu đờm. Như tôi đã viết ở phần chữa hen suyễn, việc trừ đờm là vô cùng khó khăn, và đó cũng là lý do giải thích vì sao tới nay Tây y toàn thế giới không thể chữa khỏi được bệnh hen suyễn, trong khi nhà tôi đã nhiều đời chữa khỏi hen suyễn; trong gần 40 năm qua, tôi đã chữa khỏi hẳn hen suyễn cho cả mấy trăm bệnh nhân, mười lăm, hai mươi năm rồi bệnh vẫn không tái phát trở lại.Tôi nói điều này để các đồng nghiệp tham khảo, vì những ai đã từng cấp cứu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc tai biến mạch náu não dạng nhồi máu não đều thấy ở cổ họng họ đờm ở đâu trào ra quá nhiều, và rất nhiều trường hợp ta thấy dường như họ giã từ thế giới này do nghẹt thở nhiều hơn là do tim ngừng đập vì suy giảm chức năng. Mọi phòng cấp cứu nhồi máu cơ tim và tai biến MMN đều phải có máy hút đờm, có khi chỉ trong 5 phút đã phải hút đờm tới 3 lần, nếu không bệnh nhân sẽ tắt thở ngay. Cụ Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói “đờm sinh ra bệnh và bệnh sinh ra đơm”mà ! Ở chỗ khác ông lại nói : “chữa đờm không chữa nhanh được,có khi hết đờm mà hại tới sức khoẻ bệnh nhân, ông ví chữa đờm cũng như bắt rận , phải từ từ, nếu muốn hết rận nhanh thì chỉ có cách đốt áo mà thôi “. Nước ta lại nằm trong vùng nhiệt đới, ẩm thấp nên trong chữa trị bệnh mạch vành thiết nghĩ càng nên quan tâm tới yếu tố “đờm thấp”.
Tại Trung quốc, bệnh mạch vành là một bệnh được giới nội khoa Trung y quan tâm nhiều từ những năm 70 của thế kỷ trước. Tai Bắc kinh lúc bấy giờ đã có 16 đơn vị hợp tác nghiên cứu và từ 1971 đã có rất nhiều bài thuốc chữa mạch vành ra đời. Sau đây là những bài đáng quan tâm hơn :
Viện nghiên cứu Trung y chế bài Chữa mạch vành số 2 có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, trị mạch vành, tắc mạch máu não có kết quả.
Băc kinh có 4 bài là:” Hoạt huyết thông mạch phiến”, “Sinh mach phiến”, “ Quan tâm linh”,“Kháng tâm ngạnh hợp tể”. Trong đó Kháng tâm ngạnh hợp tể được coi là bài nổi tiếng nhất để trị Nhồi máu cơ tim do bệnh viện Tây Uyển kết hợp với bệnh viện Phụ Ngoại cùng chế. Bệnh viện Giải phóng quân là bệnh viện lớn nhất của Quân đội Trung Quốc (như Viện Quân Y 108 của ta) có bài “Quan tâm hoàn” ; Thương Hải có 4 bài là “Phúc phương đơn sâm”; “Tô băng đích hoàn; “Xạ hương bảo tâm hoàn”, “Quan tâm tô hợp hoàn”. Cáp Nhĩ Tân có bài Tam hiệu quan tâm hoàn . Triết Giang có bài dịch tiêm Đan sâm số 2, Thiểm Tây có bài Gia vị Qua lâu Phỉ bạch thang .
Trong Thiên gia diệu phương của Lý Văn Lượng cũng có 7 bài chữa BMV.
Tôi đã dùng các bài này chữa bệnh mạch vành , nhưng không có bài nào đạt hiệu quả cao.
Tôi đã đọc rất nhiều sách Đông y cổ của Trung Quốc, kết quả cũng không khả quan hơn. Cho tới nay, cả trong sách vở, cả trên mạng Internet bằng tiếng Hoa và tại các hiệu thuốc lớn tại Trung Quôc vẫn chưa tìm thấy một bài thuốc đặc hiệu nào để chữa bệnh mạch vành cả. Khi ta sang du lịch Trung Quốc, tại các thành phố lớn và các trung tâm du lịch, ở đâu cũng thấy bày nhan nhãn bán hai loại thuốc là An cung ngưu hoàng hoàn và Hoa Đà tái tạo hoàn. Họ quảng cáo đây là hai bài thuốc cổ nổi tiếng của TQ dùng chữa nhồi máu cơ tim và tai biến MMN. Rất tiếc, sự thật không phải như vậy! Nhiều bn sau khi đã dùng 5 , 10 viên An cung ngưu hoàng hoàn mà không hiệu quả, tới xin điều trị bằng thuốc của chúng tôi, kết quả khá lên ngay.
Trong kho tàng y học cổ cũng như hiện tại, Trung y của Trung Quốc đã có nhiều bài thuốc rất quý hiếm, rất có giá trị trong việc chữa trị các bệnh khó, nhưng việc tiếp thu được các bài thuốc quý đó là cả một vấn đề nan giải. Không phải bài thuốc quý nào cũng được đăng lên sách vở hoặc các phương tiện truyền thông, có khi nó là “gia bảo” trong các dòng họ hay các gia tộc làm thuốc lâu đời. Điều đó cũng đúng thôi, nhất là trong cơ chế thị trường như hiện nay, bởi họ đã mất bao công sức, bao năm tháng, bao thế hệ cha truyền con nối mới ra được một bài thuốc quý như vậy, làm sao họ dễ dàng truyền cho người khác được !
Vậy là phải tiếp tục nghiên cứu thôi.Tôi trở về với bài thuốc gia truyền mà các cụ nhà tôi để lại, đồng thời phải nghiên cứu sâu hơn về Tây y với các động mạch vành, nhờ kết hợp chặt chẽ giũa Đông và Tây y mà tôi mới có được bài thuốc hiệu quả để chữa bệnh mạch vành và thiếu máu lên não như hiện nay.
Một vấn đề đặt ra là tại sao Tây Y lại không chữa được bệnh mạch vành bằng nội khoa, phải dùng ngoại khoa can thiêp ? Ta hãy đọc những lời của BOKUSO TERASHI , một giáo sư Nhật Bản am hiểu sâu sắc cả Tây y lẫn Đông y,ông nguyên là chủ tịch hội Y học Phương Đông Nhật Bản, khi so sánh 2 nền y học này như sau: “Tây y có hai thế mạnh là cận lâm sàng và ngoại khoa nhưng lại có 2 điểm yếu là không phục hồi được chức năng nội tạng và kém trong chẩn đoán sớm và điều trị phòng ngừa, còn Đông y có 2 thế mạnh là phục hồi được chức năng nội tạng và chẩn đoán sớm để điều trị phòng ngừa nhưng lại có 2 điểm yếu là không chỉ ra được định lượng chính xác về các thông số bệnh và không mạnh trong cấp cứu”. Thật là một nhận xét tuyệt với khó có nhận xét nào hay và chính xác hơn thế được !
Tôi đã dựa trên nhận xét này,để phát huy thế mạnh của Đông y và kết hợp với các kiến thức nghiên cứu được từ Tây y mà nâng bài thuốc gia truyền lên một cấp độ mới cao hơn, thoả mãn các yêu cầu để vừa điều trị thành công bệnh động mạch vành (hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim), vừa điều tri thành công bệnh mạch máu não (thiếu máu não, tai biến mạch máu não).
Bài thuốc của chúng tôi bây giờ không chỉ đáp ứng được 7 yêu cầu của điều trị Tây y nói trên mà còn cao hơn nhiều là nó còn phục hồi được chức năng thận để bổ tủy sinh thêm huyết và phục hồi được chức năng tim để tim bơm máu tốt hơn đến mọi chốn, mọi nơi trong cơ thể.
Quý vị hãy hình dung mình đang có một ngôi nhà lớn,làm sao để đưa được nước tới các phòng ở xa trung tâm nhất và các phòng ở cao nhất, ta dễ dàng thừa nhận rằng điều kiện cần và đủ để thoả mãn yêu cầu trên là : “nước phải đủ, bơm phải khoẻ và các ống dẫn nước phải thông”. Chiếu sang cơ thể con người ta thấy nước là máu, bơm là quả tim và các ống dẫn là các động và tĩnh mạch. Muốn đưa được máu tới nơi cao nhất là não và nơi xa tim nhất là đầu các chi thì máu phải đủ, tim phải khoẻ và các tĩnh, động mạch phải thông suốt phải không quý vị. Các thuốc Tây y cũng như can thiệp đặt stent hay mổ bắc cầu ĐMV chỉ mới tập trung làm cho động mạch-tức ống dẫn - thông mà chưa giải quyết để làm tăng lượng máu trong cơ thể và làm cho chức năng tim được hồi phục khỏe lên. Quan sát các bn TMCT nặng- nhất là phụ nữ- ta thấy da họ thường xanh mai mái, môi tím tái, chứng tỏ cơ thể họ đang bị thiếu máu. Cho uống thuốc của chúng tôi một thời gian trông họ đẹp hẳn lên, da hồng hào, môi thắm đỏ... Tôi nghĩ nếu việc điều trị BMV được kết hợp chặt chẽ giữa Đông y và Tây y thì kết quả chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
II.Bài thuốc gia truyền của chúng tôi: VN - 09
KIỆN TÂM, NÃO, THẬN, VỴ HOÀN
(Bài thuốc 6 trong 1 - chế biến từ thảo dược)
Thuốc dùng chữa các bệnh:
1. Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim
2. Thiếu máu não, nhồi máu não
3. Đau dạ dày các loại ( kể cả nhiễm H.Pylori)
4.Huyết áp cao, huyết áp thấp. Tiểu đường 5.Đau mỏi cổ, vai, cánh tay
6 Bổ thận, tăng sức đề kháng của cơ thể
Liều dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 muỗng đầy (Nếu bệnh nặng có thể dùng 3 muỗng) trước bữa ăn 30 phút
Kiêng kỵ: - Không dùng cho phụ nữ có thai; Khi sử dụng thuốc này không dùng các thứ cay nóng và sống lạnh
III.Nhồi máu cơ tim (NMCT):
1.Thế nào là nhồi máu cơ tim : Nhồi máu cơ tim là hiện tượng khi máu quá thiếu, không đủ để về nuôi tim làm chức năng tim suy giảm đột ngột, có khi gần như ngừng đập trong giây lát, gây nguy hiểm cho tính mạng – có thể dẫn tới tử vong
2.Nguyên nhân: các nguyên nhân thường gặp nhất là do mảng xơ vữa động mạch bị tách ra khỏi thành động mạch hoặc huyết khối làm tắc động mạch vành, ngăn không cho máu chảy về nuôi tim, có khi còn do co thắt động mạch vành do các ức chế (stress) đột ngột.
3.Điều trị:
a. theo Tây y:
Điều trị nhồi máu cơ tim nhằm mục đích tăng lưu lượng máu về tim bằng cách làm thông những điểm bị tắc nghẽn trên động mạch vành.
- Những thuốc được sử dụng để làm tan huyết khối hoặc mảng sơ vữa như Aspirin, Heparin và những thuốc làm tan máu đông khác.
- Những thuốc khác được sử dụng để làm chậm nhịp tim, do đó sẽ làm giảm khối lượng làm việc của tim và giảm đau thắt ngực.
- Nong động mạch vành và đặt Stent nếu cần trong trường hợp được cấp cứu trong vong 4 – 6 giờ đầu; nếu chậm hơn thời gian trên người ta còn phải chụp mạch vành kết hợp các phương pháp khác xem xét khả năng hồi phục của tim tới đâu mà có quyết định chính xác hơn.
b. Theo Đông y:
cần tập trung bổ mạnh nội tạng, đặc biệt là các tạng thận, tâm, tì để tăng lượng máu trong cơ thể, tăng cường chức năng tim và phục hồi chức năng của động mạch vành. Có nhiều bài thuốc khác nhau tương tự như các thuốc đã nói ở phần chữ bệnh mạch vành. Trong trường hợp này dùng bài thuốc của chúng tôi : Kiện tâm, não, thận, vị hoàn kịp thời sẽ thu được hiệu quả rất khả quan .
IV.Thiếu máu não (TMN):
1.Thế nào là thiếu máu não: còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não là tình trạnh bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay đang có xu hướng gia tăng và trẻ hoá. Khi đó lượng máu lên não sẽ thấp hơn mức bình thường ( 50ml/100g não/phút) nên sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, ù tai, suy giảm trí nhớ, rồi loạn cảm xúc, rối loạn thăng bằng, tê bì tay chân, mất ngủ…. Khi bị thiếu máu não nặng thì sẽ cảm thấy đầu đau dữ dội như sắp bị vỡ. Với học sinh, sinh viên ở các lớp cuối khi giải các bài tập khó thường hay đau đầu, căng thẳng nên sớm nghĩ đến khả năng thiếu máu lên não. Về biểu hiện giữa thiếu máu não và hội chứng tiền đình rất gần nhau nên khi bị thiếu máu não, rất nhiều bác sĩ đã chuẩn đoán nhầm thành hội chứng tiền đình.
2. Nguyên nhân: có 2 nguyên nhân chính một là do các mảng xơ vữa hoặc huyết khối làm hẹp lòng động mạch cung cấp máu cho não, hai là do hư sương sụn đốt sống cổ gây chèn ép vào động mạch sống nền cũng làm giảm lượng máu lên não.Có 3 động mạch đưa máu lên nuôi não là 2 động mạch cảnh ở 2 bên cổ và động mạch đốt sống thân nền ( có 2 nhánh nhỏ) chạy ở trong cột sống cổ. Thường những người bị bệnh mạch vành nặng thì sẽ đồng thời bị thiếu máu lên não.
3.Điều trị:
a. Theo Tây y: Cần làm thông các động mạch cảnh và động mạch sống nền để làm tăng cường lượng máu lên não một cách kịp thời. Các thuốc điều trị thường dùng là các thuốc làm tan huyết khối và các thuốc chống quy tập tiểu cầu ( chống đông máu) và các thuốc bổ thần kinh.
b.Theo Đông y: thiểu năng tuần hoàn não thuộc phạm vi các chứng “Huyễn vựng”, “Đầu Thống”, “Thất Miên”, “tiểu trúng phong”… với các liệu pháp trị liệu hết sức phong phú:. Có thể dùng thuốc, không dùng thuốc, chữa bằng khí công, xoa bóp… Các bài thuốc tương tự như ở phần mạch vành.
Trong trường hợp này dùng Kiện tâm, não, thận vị hoàn của chúng tôi. Quý vị sẽ thu được kết quả như ý.
V. Nhồi máu não (NMN) hay tai biến mạch máu não (TBMMN):
1.Thế nào là nhồi máu não: khi lượng máu cung cấp cho não bị thiếu hụt trầm trọng, thường giảm đi 80- 90% so với mức bình thường thì người ta ở vào một trạng thái hôn mê, không làm chủ được tư thế nữa, có thể đột ngột quỵ xuống nên còn gọi là đột quỵ hay tai biến mạch máu não.
Thực ra tai biến mạch máu não là từ dùng để chỉ chung 2 dạng xuất huyết não và nhồi máu não. Nhồi máu não thường chiếm 80-85% của tai biến mạch máu não, (nhồi máu não cũng còn gọi là nhũn não). Xuất huyết não chỉ chiếm 15 đến 20% tai biến mạch máu não. Thường trong các trường hợp đột tử có người gọi là nhồi máu cơ tim, người khác lại gọi là đột quỵ, có người cho thế là nhầm lẫn; thực ra cả hai cách gọi đều đúng bởi lẽ khi đã nhồi máu cơ tim, tim không còn bơm máu được nữa thì làm sao còn có đủ máu để nuôi não.
2.Nguyên nhân nhồi máu não: cũng vẫn là do các động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn bởi sơ vữa động mạch hoặc huyết khối hoặc co thắt động mạch não đột ngột.
3.Điều trị:
a.Theo Tây y: Có thể dùng các loại thuốc chống đông máu hoặc làm tan huyết khối như ở trên. Ngoài ra, người ta còn có thể hút các cục máu đông (huyết khối ) hoặc xơ vữa trong các mạch máu não bằng máy DSA ( máy chụp xoá nền). Khi bn bị nhồi máu não, cần cấp cứu tới Viện càng sớm càng tốt, đó là cách tốt nhất để cứu vãn tình thế. Tuy nhiên có một trở ngại lớn cho người nhà là bn bị NMN trước đó thường không hề có một biểu hiện đau đớn nào, điều này đã được Vương Thanh Nhậm, một thầy thuốc rất nổi tiếng của Trung Quốc chỉ ra trong Y lâm cải thác từ cách đây 500 năm. Vì thế nhiều khi người nhà không biết người thân của mình bị nặng, tới khi nhận ra bệnh trọng, đưa đi cấp cứu thì đã quá muộn, không còn cách gì cứu thoát nữa.
b.Theo Đông y: vẫn dùng các thuốc hoạt huyết, bổ khí tiêu đờm, giãn mạch, bổ tâm, thận để làm tăng lượng máu và sức bơm máu lên não của tim ( nước đủ, bơm khoẻ, các ống dẫn thông ) để tăng cường lượng máu lên não. Khi bị nhồi máu não, càng được chữa sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Chúng tôi vẫn dùng kiện tâm, não, thận, vị hoàn để chữa cho các ca nhồi máu não cả trước, trong và sau khi bị cơn nhồi máu cấp đều thu được hiệu quả tốt. Tuy nhiên tôi vẫn khuyên bn khi bị NMN thì hãy cấp cứu tới viện ngay, sau khi qua cơn nguy kịch mới kết hợp điều trị đông y thì sẽ cho kết quả tốt hơn, an toàn hơn.
VI. Hậu quả ghê gớm của nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não
Thiết nghĩ viết về chuyên đề này mà chưa nói điều này thì không đủ, vì rằng theo tổ chức y tế thế giới, cứ 2 giây có một người chết vì tim mạch, cứ 5 giây có một trường hợp nhồi máu cơ tim, 6 giây có một trường hợp đột quỵ ( tai biến mạch máu não)
Tại Mỹ, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây ra tử vong lớn nhất hàng năm, theo báo cáo của hiệp hội tim mạch Mỹ, gần 900 nghìn người Mỹ chết mỗi năm vì bệnh này.
Tại pháp hiện có hơn 3 triệu người bị bệnh mạch vành, và mỗi năm bệnh này cướp đi 50.000 người.
Tại Việt Nam, theo thống kê của hiệp hội tim mạch học Việt Nam (tháng 6/2010), thì cứ 3 người Việt Nam trưởng thành thì 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh mạch vành.
Vì thế, việc phòng ngừa và chữa trị tích cực đối với bệnh mạch vành là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi người.
Hậu quả của nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não thường xẩy ra ở bốn dạng sau :
+ Dạng một : đột tử-ra đi không kịp trở tay. Đây là hậu quả ghê gớm nhất, trong năm qua, qua phương tiện thông tin đại chúng, ta có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp ra đi như thế : Đại tá Lý Đại Bàng, công tác tại sở công an thành phố, đã từng là đội trưởng săn cướp huyền thoại của những năm 70, thế mà một sáng dậy không thấy anh tới phong làm việc, vào phòng anh tìm người ta thấy anh nằm gục trên bàn, trên tay còn cầm hồ sơ hình sự, đèn vẫn sáng tivi vẫn mở, chứng tỏ anh đã bị từ tối hôm trước, đưa anh đi cấp cứu nhưng không cứu vãn được nữa, anh đã ra đi ở tuổi 52. Chị Ưng Sơn Ca, Trưởng bộ môn Báo in và xuất bản, khoa Báo chí và truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, 33 tuổi. Mới tối hôm trước còn viết, “Tối mai ngủ Plâycu, chuẩn bị xa con ba ngày” thế mà sáng dậy người ta phát hiện chị đã ra đi vĩnh viễn, để lại 2 đứa con thơ. Tiến sĩ thầy thuốc ưu tú Nguyễn Minh Hải, trưởng khoa ngoại tiêu hóa của bệnh viện Chợ Rẫy, một người đầy tâm huyết với nghề nghiệp, một tay mổ xuất sắc, vậy mà một sáng vừa đến phòng làm việc được hơn chục phút người ta vào tìm anh thì đã thấy anh nằm gục trên bàn, giã từ cõi đời ở tuổi 49. Nghệ sĩ Kim Ngọc, ngày 16/01/2011 trong một buổi giao lưu ở Long Thành, Đồng Nai sau khi vừa ca xong 2 câu vọng cổ thì chị quỵ xuống, người ta vội vàng đưa chị đi cấp cứu nhưng chị đã không qua khỏi. Những trường hợp thương tâm như thế chúng ta gặp ngoài đời khá nhiều… Tất cả các trường hợp trên đều được chuẩn đoán là bị nhồi máu cơ tim cấp.
+ Dạng hai: là bệnh nhân bị hôn mê sâu, chỉ còn đời sống thực vật không nói năng, cử động được nữa, chỉ nằm liệt giường cho đến ngày ra đi, trường hợp này rất khổ cho người bệnh và những người thân trong gia đình.
+ Dạng ba: để lại di chứng méo mồm, lệch mắt, khó nói, khèo chân, xệ vai… và mất sức lao động vĩnh viễn. Để chữa trị phục hồi sức khoẻ dạng này cũng không dễ tí nào đối với y học hiện nay.
+ Dạng bốn: hầu như không để lại dấu viết gì ngoài sức khỏe suy yếu, nhưng vẫn tiếp tục công tác được.
Qua đó chúng ta thấy để chữa trị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não chủ yếu là chữa trị dự phòng (tức là chữa bệnh khi bệnh chưa xẩy ra trầm trọng) là chính, còn khi đã xẩy ra trầm trọng phải cấp cứu thì kết quả thành công rất thấp. Thế nhưng người ta thường rất ít chữa trị sớm dù đã được chuẩn đoán bị bệnh mạch vành, thường tới khi cấp cứu người ta mới cuống cuồng lên tìm nơi chữa trị, không tiếc tiền của. Tôi đã chẩn đoán bệnh mạch vành cho không dưới 20 nghìn người trong thời gian qua, nhưng số người tích cực chữa trị thì chỉ là một con số bé nhỏ. Ngay cả khi đã bị nhồi máu cơ tim và xảy ra đột quỵ cũng cần được chữa trị càng sớm càng tốt, người ta gọi thời gian 4h sau khi bị bệnh là thời gian vàng, để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Hải Thượng Lãn Ông nói : “Bậc thượng công chữa bệnh từ xa, khi bệnh chưa xẩy ra, bậc trung công chữa bệnh khi bệnh đã đến gần, còn bậc hạ công thì chỉ chữa bệnh khi bệnh đã xảy ra trầm trọng, không thể chịu nổi”. Tôi nói những điều này, muốn nhắn gửi với các bệnh nhân mạch vành rằng quý vị hãy tích cực tập luyện, điều chỉnh lối sống cho phù hợp, bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe như nghiện rượu bia, thuốc lá, ma tuý…v.v… Trong các biện pháp tập luyện thông thường thì đi bộ là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất, người Nga nói: “đôi chân là người bạn tốt nhất của trái tim”, mong quí vị lưu ý cho. Ngoài đi bộ thì chúng ta còn rất nhiều cách tập luyện khác để nâng cao thể lực như, tập thể dục, chơi thể thao hàng ngày, tập luyện khí công, dưỡng sinh, ngồi thiền hàng ngày … tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện, mỗi người cần chọn cho mình một cách luyện tập thích hợp nhất. Ngày nay, thế giới coi “y học dự phòng là nền tảng của y học hiện đại”- lời của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, một giáo sư người Việt tại Học Viện Y Học GARAVAN ( Úc) rất tài năng và đã có nhiều năm giảng dạy, công tác tại Mỹ. Điều đó cho thấy người ta quan tâm đến chữa trị khi bệnh chưa xảy ra có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Bill Gate và cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đã lập ra quỹ từ thiện để giúp thế giới phát triển y tế cộng đồng và phòng chống HIV, các ông quan niệm thà bỏ ra một tỉ đô la để hướng dẫn cho nhân loại phòng tránh bệnh tật còn hơn bỏ ra 10 tỉ đô la để chữa trị khi bệnh đã trở nên trầm trọng. Rất mong quý vị lưu ý cho những gì tôi đã viết trong mục này, để giúp cho trái tim của quý vị ngày một khỏe hơn.
VII.Sự ưu việt của đông y so với tây y trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành và thiếu máu não :
Có thể nói việc phát minh ra thông động mạch vành bằng bóng và đặt stent để khắc phục tắc nghẽn các động mạch là một phát minh lớn của nhân loại, nó đã giúp hàng triệu bệnh nhân tim mạch trên thế giới thoát khỏi cơn nguy khốn. Thế nhưng đó không phải là phương pháp duy nhất,chúng ta có thể điều trị bằng Đông y cũng đạt hiệu quả khá cao và rẻ hơn nhiều so với đặt stent, chỉ tiếc là còn rất ít người biết được điều đó.Qua hơn 20 năm điều trị bệnh mạch vành và thiếu máu não, tôi đã khám và điều trị cho không dưới hai mươi ngàn bệnh nhân. Qua thực tế điều trị, chúng tôi thấy so với Tây y, Đông y có nhiều ưu việt hơn,có thể chỉ ra 12 điểm nổi trội sau:
1.Về chẩn đoán: Đông y chẩn đoán bệnh mạch vành và thiếu máu não nhanh, chính xac và rẻ hơn rất nhiều so với Tây y: Chẩn đoán chính xác bệnh luôn là những đòi hỏi hàng đầu để giúp các thầy thuốc có được quyết định đúng đắn khi điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay Tây y có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh mạch vành như siêu âm, chụp CT( chụp cắt lớp), MRI (chụp công hưởng từ) và chụp DSA(chụp xoá nền ) và PET-CT. Trong đó 3 phương pháp đầu cho kết quả không cao, mặc dù giá chụp CT64(64 lớp) cũng đã 2,8 triệu đồng. Chụp DSA được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán động mạch vành, nó giúp xác định được chính xác số lượng, vị trí tắc nghẽn, hẹp khoảng bao nhiêu phần trăm , thế nhưng giá chụp lại quá cao-vào cuối năm 2010 giá tại Viện 115 là 6 triệu đồng, tại Viện Tim Sài Gòn là 8 triệu, ở Viên Tim Tâm Đức thì còn cao hơn. Vì thế bác sĩ rất ít khi cho bệnh nhân chụp DSA, chỉ khi chắc chắn phải đặt stent thì mới chụp để xác định vị trí tắc nghẽn và đặt luôn.
Người ta cũng có thể dùng PET-CT để :
- Xác định nguy cơ nhồi máu cơ tim qua so sánh theo dõi mức độ tưới máu cơ tim trong lúc thư giãn và lúc hoạtđộng. -- Xác định vùng cơ tim bị tổn thương có thể điều trị được hay không. Nếu còn khả năng điều trị thì với các kỹ thuật như tạo hình động mạch vành, làm cầu nối bypass sẽ giúp cho tim của bệnh nhân có cơ hội lớn phục hồi lại được chức năng. Nhưng PET-CT không phải là kỹ thuật được sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc đối với bệnh lý tim mạch vành, cũng không thay thế được chụp động mạch vành.
Hiện nay máy FET-CT ở nước ta còn khá hiếm , cả nước chỉ có 4 máy ( Sài Gòn có 1 máy ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Hà Nội có 3 máy ở Viện Quây 108, Viện Bạch Mai và Việt Đức nên giá chụp quá cao : 1,6 ngàn USĐ ở S.Gòn và 1,5 ngàn USĐ ở Hà Nội.
Trong khi bằng phương pháp chẩn đoán Đông y, trong khoảng 10 đến 15 phút chúng tôi có thể khám tổng quát cho bệnh nhân, xem họ có bị hẹp mạch vành không, có bị thiếu máu não không, chức năng thận có bị suy giảm không, có bị đau dạ dày không, gan có bị nhiễm mỡ không v.v…với tiền khám chỉ 100 ngàn đồng . Rõ ràng khám bằng Đông y nhanh, chính xác và rẻ hơn nhiều so với Tây y.
2- Đông y có thể kết hợp cùng một bài thuốc, một thời gian mà chữa được nhiều bệnh : Tôi nói rằng Tây y đang mở ra một công nghệ đặt stent: này nhé ,máu không về tim được vì tắc nghẽn ở động mạch vành : đặt stent vào đó; máu không lên não được vì tắc nghẽn ở động mạch cảnh : đặt stent vào đó; máu không xuống được chi vì tắc nghẽn ở đông mạch chi: đặt stent vào đó; máu không về được dương vật gây nên bệnh liệt dương: đặt stent vào đó v.v… Với Đông y tất cả những trường hợp đó đều được giải quyết chung bằng một bài thuốc . Một mũi tên trúng nhiều đích. Rõ ràng vừa nhanh gọn, hiệu quả mà ít tốn kém hơn Tây y rất nhiều. Ngoài ra điều đó còn phù hợp cho bệnh nhân tim mạch, nhất là các bệnh nhân cao tuổi vì ở các bệnh nhân này tới điều trị thường mang trên mình nhiều bệnh mãn tính,ít khi chỉ có một bệnh.
3- Điều trị bằng Đông y cho kết quả ổn định lâu dài hơn Tây y:
Có một sự ngộ nhận mà hầu như bệnh nhân bị mạch vành nào cũng dễ mắc phải : đó là họ nhầm tưởng rằng sau khi đặt stent hoặc bắc cầu động mạch vành thì coi như bệnh của mình đã được giải quyết xong. Thực ra, mỗi lần đặt stent hoặc bắc 1 cầu động mạch vành thì chỉ giải quyết được 1 điểm tắc. Người ta chỉ đặt stent khi mạch vành bị hẹp từ 70% trở lên, vậy thì các điểm hẹp 60, 65% vẫn còn nguyên vẹn, nên chỉ năm, bảy tháng hoặc một vài năm sau lại xuất hiện điểm tắc nghẽn mới hoặc tái hẹp cần đặt stent tiếp.Tái hẹp là hiện tượng mỡ tiếp tục xâm lấn vào trong lòng stent, gây ra tắc nghẽn tiếp, khi đó phải đặt một stent nhỏ hơn vào trong lòng stent cũ (còn gọi là đặt stent lồng). Tái hẹp hiện còn chiếm tỉ lệ khá cao(khoảng 30% số stent đã đặt). Vì thế trong lý thuyết đặt stent của Mỹ viết rằng, một người bị BMV thì trong đời có thể 1, 2, 3 hoặc nhiều lần phải đặt stent. Nói cách khác khi một bệnh nhân bắt đầu đặt stent là mở đầu cho một quá trình đặt stent cho những năm còn lại của cuộc đời mình và số stent cần phải đặt sẽ tăng dần theo năm tháng. Mặt khác, khi một BN bị BMV thì các động mạch trong toàn thân đều bị xơ vữa, khi đó máu lên não, máu xuống thận, máu về tứ chi...đều có nguy cơ bị thiếu cục bộ, nếu tắc nghẽn quá mức cho phép thì lại phải đặt stent vào dó... . Điều đó có nghĩa là đặt stent chỉ giải quyết cục bộ, nhất thời. Còn chữa bằng Đông y thì giải quyết đồng bộ hơn, lâu bền hơn, vì rằng khi động mạch vành được thông thoáng thì các động mạch lên não và xuống các chi cũng đồng thời được thông thoáng theo, máu đi nuôi các bộ phận trong cơ thể đều được tăng cường. Nhiều bệnh nhân đã đặt 3,5 hoặc 7 stent rồi mà ngực vẫn thấy đau tức, râm ran, người vẫn mỏi mệt, hay hụt hơi, ngợp thở…tìm tới chỗ chúng tôi xin điều trị bằng Đông y, kết quả rất khả quan, bệnh tình ổn định, nhiều năm nay chưa phải đặt thêm stent nào, trong khi trước đó trung bình cứ 4 đến 5 tháng phải đặt thêm một stent.
4- Đông y điều trị rất thành công những ca bệnh mạch vành mà Tây y hiện nay đang bế tắc:
Qua thực tế mấy chục năm điều trị bệnh mạch vành, chúng tôi thấy số người mắc bệnh này chiếm một tỷ lệ khá cao: 30% tới 40%. Trong đội ngũ trí thức và những người thành đạt, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Khi mức sống của xã hội ngày một nâng lên thì tỷ lệ đó ngày càng cao hơn và tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Thế nhưng do chưa nhận thức được tính nguy hiểm của bệnh nên số người tích cực điều trị bệnh này còn rất ít. Số bệnh nhân tìm tới điều trị ở chỗ chúng tôi đa số là nặng, thường là những trường hợp tây y bế tắc: thuờng gặp 7 dạng sau:
1. Những trường hợp bệnh nhân được xác định có 2,3 điểm trên mạch vành bị tắc nghẽn nặng nhưng không đặt stent được vì sức khoẻ bệnh nhân quá yếu do tuổi cao hoặc do có kèm bệnh tiểu đường, huyết áp quá cao, quá thấp hay rối loạn nhịp tim …
2. Những trường hợp đã đặt 8,9 stent hay mổ bắc cầu rồi, nay xuất hiện những điểm tắc nghẽn mới hay tái hẹp nhưng sức khỏe không cho phép can thiệp tiếp:
Thực tế cho thấy rằng việc đặt stent hay mổ bắc cầu không thể tiếp tục mãi được vì càng về sau, số điểm tắc nghẽn hoặc tái hẹp càng tăng nhanh trong khi sức khỏe bệnh nhân ngày càng giảm mạnh, nếu tiếp tục can thiệp rất dễ xảy ra tử vong; cho tới nay tại các khoa can thiệp tim mạch của các bệnh viện lớn cũng chỉ mới thấy đặt tới 8,9 stent mà thôi, hầu như ít thấy đặt nhiều hơn. Khi đó bác sĩ chỉ còn cách cho uống thuốc nội khoa - chấp nhận sống chung với lũ - nhằm kéo dài thêm được ngày nào hay ngày ấy. Nói như vậy vì rằng trước khi đặt stent thuốc điều trị nội khoa đã tỏ ra kém hiệu quả, buộc phải đặt stent thì nay bệnh đã quá nặng, thuốc đó làm sao còn đáp ứng nổi ?
Còn với những b.n đã bắc cầu ĐMV lần 1 thì sau đó sẽ có 2 dạng tiến triển bệnh: hoặc bị chít hẹp hay tắc nghẽn tiếp trên ĐMV hoặc bị chít hẹp hay tắc nghẽn trên cầu nối. Trong trường hợp này ở các nước như Mỹ, Đức, Pháp,Thụy Sỹ, Thụy Điển v.v…thì họ sẽ mổ bắc cầu lần 2, lần 3 còn ở nước ta thì hầu như chưa thấy, khi đó bác sỹ sẽ cho uống thuốc nội khoa cầm cự như trên.
Cũng cần nói thêm rằng hiện nay cả nước ta có gần 30 trung tâm can thiệp tim mạch, tai đó đều có thể đặt stent không khó lắm, nhưng số bác sỹ có thể mổ bắc cầu ĐMV trong cả nước thì chỉ đếm đầu ngón tay thôi!
Năm 1996, Cựu tổng thống Nga Boris Yeltsin bị bệnh mạch vành nặng, tất các các chuyên gia y tế hàng đầu của Nga đều nhất trí rằng Yeltsin cần phải được mổ bắc cầu ĐMV, nhưng các bác sĩ Nga cho rằng ông sẽ không qua khỏi một cuộc đại phẫu như thế.
Trong tình trạng tuyệt vọng, Yeltsin đành tham vấn bác sĩ Michael E. DeBakey, là một nhà phẫu thuật tim nổi tiếng trên thế giới, làm việc tại Thành phố Houston, bang Texas (Mĩ), lúc đó đã 87 tuổi.. Việc Yeltsin phải nhờ đến một bác sĩ nước ngoài như DeBakey làm cho một số chuyên gia y khoa Nga cau mày, nhưng việc đó đủ cho biết tình trạng của Yeltsin nghiêm trọng như thế nào!
Sau khi bay sang Moscow và trực tiếp khám bệnh cho Yeltsin một cách cẩn thận, ông cho rằng Yeltsin không thể sống nổi nếu không giải phẫu, nhưng quan trọng hơn hết, ông đánh giá rằng Yelstin có thể sống và làm việc được sau cuộc giải phẫu.
Sau đó ca mổ đã được tiến hành bởi bác sĩ Akchurin,dưới sự chỉ đạo trực tiếp của DeBakey cùng với các đồng nghiệp Mĩ, cuộc phẫu thuật được tuyên bố là thành công. Bác sĩ Akchurin là người đã từng được DeBakey huấn luyện trong thời gian ông sang tu nghiệp tại Mĩ. Nhưng mấy năm sau, số điểm tắc nghẽn và tái hẹp tăng lên, tim của Yeltsin bị suy yếu, người ta cũng đành chịu, không thể bắc cầu lần 2 cho ông.
Tôi viết thêm đoạn này để thấy rằng giữa đặt stent và mổ bắc cầu ĐMV là một khoảng cách khá lớn, không phải viện nào cũng làm được.
3.Những bn đã mất hai, ba trăm triệu để đặt 3,4 stent nhưng hiện nay sức khỏe quá yếu, vẫn hay bị những cơn đau nhói hoặc đau râm ran ở ngực, chỉ số EF không làm sao tăng lên được 50%, có khi chỉ đạt trên 40%, không đi làm được. Chúng tôi nghĩ rằng khi đó trên thân động mạch chính của động mạch vành đã thông nhưng trên các nhánh rẽ còn có nhiều tắc nghẽn, làm cho lượng máu về nuôi tim vẫn bị thiếu hụt. Người ta không thể đặt stent trên nhánh rẽ được mà thuốc điều trị nội khoa trong trường hợp này tỏ ra rất kém hiệu quả.
4.Những bn đã đặt stent lần đầu (có thể một hoặc 2,3 stent), tiếp theo có 2 lựa chọn: hoặc là tiếp tục uống thuốc tây y để rồi sau đó nếu bị tắc nghẽn hoặc tái hẹp tiếp thì lại tiếp tục đặt stent hoặc là chuyển sang điều trị đông y để không bao giờ phải đặt stent nữa.
5.Những bn đã được chỉ định đặt sten hoặc mổ bắc cầu động mạch vành nhưng sức khỏe yếu hoặc tâm lý lo sợ không muốn điều trị ngoại khoa tới chỗ chúng tôi xin điều trị bằng đông y.
6.Những bn chưa có chỉ định đặt stent hoặc mổ bắ cầu, nhưng điều trị nội khoa bằng thuốc tây y không đỡ, vẫn thường bị hành hạ bởi những cơn đau đầu hoặc đau ngực, hụt hơi, khó thở, tới chúng tôi xin đều trị bằng đông y.
7.Những bn bị tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim sau khi đã qua cấp cứu tây y, để lại các di chứng như méo mồm, lệch mắt, nói ngọng nghịu, liệt nửa người, hoặc bị suy thận có nguy cơ phải chạy thận. Những bác sĩ lâu năm, có kinh nghiệm trong điều trị loại bệnh này đều thấy khi đó điều trị bằng tây y tỏ ra rất kém hiệu quả, chỉ có chuyển sang điều tri đông y là tốt nhất.
Trong những trường hợp tây y bế tắc như vậy, nhiều b.n hoặc có người giới thiệu hoặc lên mạng Internet tìm kiếm đã tìm tới chỗ chúng tôi điều trị và đều đạt kết quả tốt đẹp, nhiều năm nay sức khỏe vẫn ổn định, bệnh nhân ngày một khỏe,trẻ và đẹp ra, không phải đặt thêm stent nào nữa, chỉ số EF tăng lên, huyết áp ổn định, lượng đường trong máu giảm về mức bình thường, những trường hợp suy thận có dự báo chạy thận đều không phải chạy thận nữa.
.5- Việc điều trị bằng Đông y dễ thực hiện hơn nhiều so với đặt Stent: Vì đặt Stent chỉ có thể thực hiện được ở những bệnh viện lớn, cần phải có máy móc hiện đại, cần bác sỹ chuyên ngành, nên ở các tỉnh lẻ ,vùng sâu ,vùng xa sẽ gặp khó khăn ,còn điều trị bằng đông y thì có thể thực hiện được ở bất cứ nơi đâu có nhu cầu.Trong nhiều năm qua, tôi đã điều trị cho nhiều bệnh nhân ở nhiều vùng, miền của nước ta,cũng như ở nước ngoài, gần thì điều trị trực tiếp, xa thì gửi thuốc cho họ đều đạt kết quả tốt. Từ Sài Gòn, tôi có thể gửi thuốc ra Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, xuống Cần Thơ, Cà Mau và cả sang Mỹ, Pháp, Canađa, Úc không có gì khó khăn.
6- Về kinh tế : Điều trị bằng Đông y chi phí thấp hơn nhiều lần so với Tây y.Chi phí này bao gồm 2 khoản là chi phí cho chữa trị (tiền thuốc, công thầy, hao phí máy móc) và tiền tàu xe đi lại, ăn ở của bệnh nhân và người nhà.Về khoản 1: Nếu đặt một stent theo giá hiện thời phải mất khoảng 60 tới 80 triệu đồng , nếu đặt 5 Stent mất khoảng gần 400 triệu,chưa kể một thời gian sau đó lại xuất hiện những điểm tắc nghẽn mới hoặc tái hẹp, cần phải đặt stent tiếp, cần có hàng trăm triệu nữa. Trong khi điều trị bằng Đông y, nếu tắc nghẽn ở một điểm,thì chỉ cần một,hai triệu đồng; nếu tắc nghẽn ở 3 điểm chỉ cần khoảng 5 triệu đồng là đã đạt kết quả tốt rồi. Với những trường hợp không đặt stent được, phải mổ bắc cầu động mạch vành thì chi phí còn phải tốn kém hơn nhiều ! Về khoản 2, nếu bệnh nhân ở xa về Hà Nội, Sài Gòn, Huế điều trị cũng tốn kém đấy chứ. Nằm ở Viện Tim Tâm Đức một ngày đêm nếu phòng 1 người mất 1,2 triệu đồng, phòng 2 người mất 1,4 triệu đồng ( giá tháng 2/ 2011). Nếu điều trị Đông y, khoản 2 này sẽ không đáng kể vì chúng tôi gửi thuốc đến tận nhà bệnh nhân, mỗi lọ chỉ mất 10 ngàn đồng.
Nếu tính trung bình đặt một stent mất 70 triệu đồng, thì lượng tiền đó đủ để uống thuốc của chúng tôi trong vòng 10 đến 15 năm, mà không phải đặt thêm stent nào nữa, tính ra bình quân mỗi tháng mất khoảng bốn trăm ngàn đồng. Với mức sống hiện nay ở nước ta, chi ra mỗi tháng bốn trăm ngàn để chữa bệnh thì không khó lắm, nhưng để chi ra 70 triệu thì nhiều gia đình quá khó khăn, đành chấp nhận bó tay chịu chết mà thôi. Chưa tính nếu đặt stent thì trong 10 năm tới sẽ phải đặt tiếp bảy, tám stent nữa, mất thêm năm, sáu trăm triệu, lo đâu ra số tiền đó. Những người bị BMV nặng lại thường rơi vào lứa tuổi trung niên hoặc đã nghỉ hưu, việc kiếm ra tiền càng khó khăn hơn !
Vì thế, bài thuốc của chúng tôi đặc biệt có ý nghĩa đối với những nước nghèo như nước ta ,nhiều người dân ốm đau mà không có tiền để chữa trị.
7- Điều trị Tây y dễ gặp rủi ro và tác dụng phụ: Trong bài “ Đột quỵ sau thông tim” đăng trên mạng(ngày 28/12/2010) BS. Nguyễn Thanh Hiền viết: “Các thủ thuật tại tim đã và đang là biện pháp ngày càng được áp dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch. Đây là thủ thuật xâm lấn, vì vậy dễ xảy ra nhiều biến chứng như: biến chứng mạch máu, huyết động, loạn nhịp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh thận do thuốc cản quang và tử vong”. Mặt khác, sau khi đặt stent bệnh nhân vẫn phải uống thuốc Tây hoàn toàn như trước khi đặt stent, vì nguy cơ tắc nghẽn vẫn nguyên vẹn như trước, ngoài ra còn phải uống thêm thuốc chống đào thải stent. Các loại thuốc Tây này đều dễ gây nên tác dụng phụ cho thận, gan và dạ dày. Về Đông y qua điều trị nhiều năm, chúng tôi chưa hề thấy tác dụng phụ, tuy nhiên không vì thế mà được chủ quan, cần phải tiếp tục theo dõi thêm.
8- Về mặt dự phòng và chữa trị sớm Đông y lợi thế hơn Tây y : Mặc dù nhiều hãng dược tên tuổi trên thế giới đã đầu tư nhiều cho nghiên cứu thuốc về tim mạch- nhất là các thuốc điều trị mạch vành,nhưng cho tới nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu. Còn đặt stent thì chỉ thực hiện khi bị tắc nghẽn từ 70% trở lên, điều đó chứng tỏ điều trị dự phòng bằng Tây y là rất khó khăn. Mặt khác, việc phát hiện sớm bệnh mạch vành như trên đã nói với Tây y là rất hạn chế , nên không thể điều trị sớm được. Với Đông y thì việc phát hiện và điều trị sớm BMV được thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả cao hơn rất nhiều so với thuốc Tây y. Ngày nay các chuyên gia y tế cho rằng: “Bệnh tim-mạch vành là nguyên nhân tử vong duy nhất mà phần lớn số trường hợp đều có thể phòng ngừa”.Nghĩa là khi phát hiện ra BMV và TMN mà ta chủ động, tích cực điều trị sớm thì đa số trường hợp có thể tránh được xảy ra nhồi máu cơ tim, nhồi máu não dẫn tới tử vong. Cũng trên cơ sở đó mà người ta chọn hướng chính, hướng điều trị tích cực và cho hiệu quả cao nhất của BMV và TMN là điều trị dự phòng, đẻ ngăn ngừa không xảy ra trầm trọng, nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân; vì tới khi bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não mới cấp cứu thì hiệu quả điều trị sẽ rất thấp mà chi phí điều trị lại tăng vọt lên rất cao.
9- Đông y điều trị toàn diện và hiệu quả hơn Tây y :Quan niệm và phương pháp điều trị bệnh này của Đông y là toàn diện hơn Tây y do đó hiệu quả điều trị của thuốc Đông y cũng cao hơn nhiều so với Tây y: Như trên đã nói :Trong cơ thể con người, để máu về các nội tạng , lên não và ra tứ chi tốt thì “máu phải đủ,tim phải khỏe và các mạch máu phải thông suốt”.Đó là điều cốt lõi trong phép chữa trị này. Có thể hiện nay quý vị cùng các bạn chưa thấy sách vở nào nói tới điều này, nhưng trong tương lai điều đó phải được khẳng định.Trong 3 yếu tố quan trọng đó thì hiện nay Tây y chỉ mới tập trung giải quyết động mạch vành còn việc tăng cường lượng máu cho cơ thể và phục hồi chức năng của tim thì còn chưa được quan tâm. Khi điều trị cho những bệnh nhân mạch vành bị thiếu máu trầm trọng, Tây y phải truyền máu cho bệnh nhân, thử hỏi sau năm, bảy ngày bệnh nhân tiêu thụ hêt lượng máu đó thì lại truyền tiếp sao ? Và cứ truyền như thế cho hết đời sao? Rõ ràng điều trị bằng Đông y toàn diện và hiệu quả hơn nhiều .
10-.-Bài thuốc đông y của chúng tôi còn có tác dụng chống lão hóa: nó không chỉ giúp bệnh nhân có trái tim tươi khỏe, mà còn làm cho bệnh nhân trẻ, đẹp và sống thọ hơn .
Từ lâu, tôi đã quan tâm tới vấn đề đi tìm một bài thuốc chống lão hóa, giúp cho con người khỏe, trẻ và đẹp hơn.Tôi đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu các giáo trình về lão khoa cả trong nước và quốc tế. Mặc dù các quan điểm cũng chưa hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng có thể tìm được những điểm chung sau:
Các nghiên cứu đều cho rằng: khi tuổi tác người ta tăng lên thì các cơ quan trong cơ thể- nhất là nội tạng- sẽ suy giảm chức năng. Nhưng sự suy giảm đó sẽ tăng nhanh hơn nhiều khi các cơ quan bị bỏ đói, tức là khi lượng máu đưa tới nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt. Khi các cơ quan suy yếu thì sức khỏe toàn thân sẽ suy yếu theo, khi đó trông người ta sẽ già và xấu đi nhiều.
Giáo sư, bác sĩ Robert Critol tại Đại học y Paris, trong tác phẩm Trẻ mãi không già của mình cũng đã viết: “người ta xác định tuổi sinh học của mỗi người căn cứ theo tình trạng động mạch của người đó”. Ông viết tiếp: đó là một phát biểu đúng đắn, vì rằng các động mạch là con đường cung cấp máu tới nuôi dưỡng mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người. Nếu một người 70 tuổi mà có các động mạch thông thoáng, máu được cung cấp để nuôi dưỡng các cơ quan một cách đầy đủ, thì trông người đó khỏe trẻ như mới 60 tuổi, người ta nói người đó có tuổi sinh học là 60, trẻ hơn tuổi đời 10 tuổi. Ngược lại nếu một người 50 tuổi mà có các động mạch tắc nghẽn thì máu đi nuôi các cơ quan, bộ phận sẽ bị thiếu hụt, khi đó trông anh ta sẽ già đi như người 60 tuổi, người đó có tuổi sinh học là 60, già hơn tuổi đời tới 10 tuổi.
Trên cơ sở đó có thể đề xuất một phương pháp làm cho người ta khỏe, trẻ và đẹp hơn bằng cách cung cấp máu đầy đủ hơn cho các cơ quan- nhất là các cơ quan nội tạng- trong cơ thể.Về lý thuyết, dễ dàng thừa nhận phương pháp trên, nhưng trong thực tế, để thực hiện được điều trên là một việc cực kỳ khó khăn đối với nền y học hiện nay.
Thế tại sao bài thuốc của chúng tôi lại có tác dụng chống lão hóa ? Vì như trên đã nói, bài thuốc của chúng tôi nhằm giải quyết ba vấn đề là “nước đủ, bơm khỏe và vòi thông”.Nước đủ tức là tăng lượng máu để nuôi dưỡng cơ thể một cách đầy đủ hơn, bơm khỏe là phục hồi chức năng tim để nó bơm máu đi khắp cơ thể được tốt hơn, vòi thông là làm thông các động, tĩnh mạch trong toàn thân. Khi đó mọi cơ quan trong cơ thể đều đươc tăng cường lượng máu tới nuôi dưỡng,vì thế các chức năng của nó đều được hồi phục, kết quả là sức khỏe toàn thân sẽ được nâng lên, trông người ta sẽ khỏe, trẻ và đẹp hơn, dĩ nhiên tuổi thọ nhờ đó cũng được tăng cường.
Nói khỏe ở đây bao gồm khỏe về thể lực, khỏe về tâm hồn, khỏe về tình dục, khỏe về trí tuệ, khỏe về giọng nói (năm trong một); nói đẹp là đẹp về dáng vóc, về làn da, mái tóc.
Kết hợp các quan điểm của Đông y chúng ta càng thấy rõ hơn điều đó: Đông y cho rằng muốn phục hồi được sự trẻ trung, xinh đẹp cần phải đi từ bên trong, từ việc củng cố chức năng các nội tạng, chứ không thể chỉ bôi ngoài bằng các loại kem và mỹ phẩm mà được.
Người già thường bị lưng còng, răng rụng, tai ù, tai điếc, tiểu đêm nhiều, vì sao? Đông y cho rằng “Thận chủ cốt và khai khiếu tại nhĩ, tiền âm và hậu âm”. Xương cốt trong cơ thể ở đâu cũng do thận phụ trách nên khi về già, thận suy giảm chức năng thì cấu trúc xương sẽ suy yếu theo, dẫn tới lưng còng, răng đau, răng rụng, mật độ xương giảm thành ra loãng xương…Thận thể hiện ra ngoài qua tai, đường tiểu và đại tiện, nay thận yếu thì tai lười nghe, tàng giữ kém nên tiểu đêm nhiều. Khi động mạch đưa máu về thận được mở rộng, lượng máu về nuôi thận được tăng cường, chức năng thận được hồi phục thì các hiện tượng trên được giảm hẳn, không chỉ thế, nhiều bệnh tật khác cũng đội nón ra đi vì “ mọi hư tổn trong cơ thể đều có gốc ở thận”(theo nội kinh).
Trong các cơ quan ở phía ngoài cơ thể thì mắt là già đầu tiên: khi người ta mới ngoài 40 tuổi, các cơ quan khác đều khỏe nhưng sức nhìn của mắt đã bắt đầu kém, cần phải đeo kính rồi. Gần đây người ta phát hiện ra trong các cơ quan nội tạng thì gan suy giảm chức năng đầu tiên, vì gan chỉ bằng một phần bảy mươi lăm trọng lượng cơ thể nhưng nó đảm đương trên 500 chức năng. Vậy là gan kém thì mắt mờ, điều này phù hợp với quan điểm của Đông y“can khai khiếu tại mục”. Đưa máu về nuôi gan tốt hơn thì mắt sẽ trẻ lại, trông mắt sẽ có hồn hơn.
Tỳ chủ vận hóa: khi tuổi tác tăng lên, chức năng vận hóa của tỳ suy giảm,những thứ
cần đào thải nay không đào thải nổi , làm cho cơ thể tăng trọng, da chùng, cơ nhão và
làm gia tăng các mô mỡ nơi bụng dưới, cơ mông, đùi và bắp tay,đồng thời làm trầm
trọng thêm các nếp nhăn biểu cảm nơi đuôi mắt, khóe miệng, rãnh mũi má…Khi phục
hồi tốt chức năng tỳ thì cơ bắp sẽ săn chắc, dáng dấp người ta sẽ thon gọn hơn.
Khi máu cung cấp đầy đủ cho các cơ quan thì khỏe về thể lực, khỏe về tâm hồn là điều
dễ hiểu, nhưng tại sao tình dục lại khỏe được? Bởi vì, theo Hải Thượng Lãn Ông thì
“khi tinh huyết về nuôi các tạng ngày càng đầy đủ thì sức khỏe người ta tăng lên, khi đó
không cần làm cho cường dương mà dương cũng tự cường”; mặt khác , ngày nay các
nghiên cứu đều chỉ ra rằng khi máu về nuôi dưỡng cơ quan sinh dục bị giảm sút thì
hoạt động tình dục ở cả hai giới đều suy giảm. Nay động mạch dẫn máu về đó đượkhai
mở, lượng máu về nuôi dưỡng bộ phận sinh dục được tăng cường thì chức năng sinh
lý tình dục sẽ được hồi phục, ham muốn tình dục ở cả hai phái đều tăng lên, ái ân vợ
chồng càng nồng thắm hơn. Giáo sư Robert Critol cũng viết:” Những tiến bộ gần đây
của sinh học thần kinh còn chỉ ra rằng việc duy trì ngọn lửa ái ân là điều cốt yếu để
sống khỏe, sống vui và là một phương cách cải lão hoàn đồng khá công hiệu”.
Về trí tuệ: đông y cho rằng “tâm chủ thần minh”.”Tạng tâm” bao gồm tim và huyết mạch- tức là tim và hệ thống động mạch và tĩnh mạch. Khi tim yếu và các động mạch dẫn máu lên não bị tắc, nghẽn thì lượng máu lên nuôi não bị thiếu, chức năng não sẽ bị suy giảm, trí nhớ vì thế cũng suy giảm luôn, làm cho người ta hay quên; nếu máu thiếu nhiều và thường xuyên thì người ta trở nên lú lẫn ( như hội chứng Alzheimer ). Nay uống thuốc vào làm cho tim khỏe hơn, các động mạch não thông suốt hơn thì lượng máu lên não sẽ được tăng cường, các chức năng não sẽ được hồi phục, do đó thần trí con người sẽ minh mẫn hơn.
Về giọng nói : Đông y cho rằng “phế chủ khí, phế chủ thanh âm”. Khi phổi yếu, thì hơi thở ngắn, tiếng nói nghe yếu ớt, thường mất hết phần trầm. Khi đưa máu về nuôi phổi đầy đủ hơn, phổi sẽ khỏe lên, thì tiêng nói trở nên trầm ấm, mạnh mẽ hơn. Ai đã từng quen nghe nhạc, đều nhận thấy âm trầm mới là âm trụ vững và vang xa, trong bộ gõ trống đại bao giờ cũng được chú trọng hơn; trong phòng nghe nhạc loa bass bao giờ cũng được đầu tư nhiều hơn; trong các loại đàn, dây bass hay bao giờ cũng có giá đắt nhất. Trong chữa bệnh các thầy thuốc giỏi nghe giọng nói của bệnh nhân cũng đoán được sức khỏe của họ thay đổi như thế nào rồi.
Nói về sắc đẹp, người ta quan tâm nhiều tới hai yế tố cơ bản là làn da, mái tóc. Đông y cho rằng tâm vinh nhuận ra da mặt và phế chủ bì mao: nếu tâm suy yếu thì sắc mặt mất hồng nhuận và chuyển sang xám tối hoặc tím tái, nay máu về nuôi tim đầy đủ thì máu lên não cũng được tăng cường, sắc mặt sẽ tươi tắn, hồng nhuận hơn. Phế yếu thì da mặt khô, xạm tối, nhiều nếp nhăn, không sáng bóng, mịn màng. Nay máu về nuôi phế đầy đủ hơn thì da sẽ sáng bóng, nếp nhăn giảm đi nên trông da mịn màng hơn, bắt mắt hơn. Làn da còn có một vai trò đặc biệt trong việc tăng thêm niềm khoái lạc trong ái ân, thông qua các tế bào thần kinh xúc giác. Tiếp xúc với một làn da trắng hồng, mềm mịn, tươi mát chắc chắn niềm khoái lạc trong ái ân sẽ tăng lên gấp bội…Vì vậy mà trong chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ, làn da thường được chọn “ưu tiên số một” .
Sách cũng ghi phế yếu thì tóc khô xơ xác, tóc chẻ, dễ rụng, sợi tóc không óng ả, mềm mượt, nay phế khỏe lên thì tóc trông xanh hơn, óng ả, mềm mượt hơn…Một điều cũng ít người biết về tóc là sợi tóc được cấu tạo từ các tế bào sừng, đốt lên cháy mùi khét lẹt, nhưng đó không phải là sợi đặc; khi cắt ngang sợi tóc và quan sát dưới kính hiển vi điện tử, người ta phát hiện ra rằng sợi tóc được cấu tạo bởi nhiều ống dẹt , chạy dọc theo sợi tóc .Khi máu lên não bị thiếu thì các ống tóc bị bỏ đói, trở nên xơ xác, khô cứng, dễ gãy, dễ rụng. Còn khi máu lên não đầy đủ thì các ống tóc được bơm đầy khí huyết, sợi tóc sẽ trở nên mềm mượt, óng ả, tươi xanh đầy sức sống.
Sở hữu một làn da trắng hồng, tươi sáng, mịn màng cùng một mái tóc óng ả, mềm mượt cho ánh mắt ai nhìn phải đắm đuối, ngất ngây chắc quí vị càng hài lòng hơn với bài thuốc của chúng tôi.
Với một dáng người thon thả, các cơ bắp săn chắc, động tác nhanh gọn, ánh mắt có hồn, tư duy mạch lạc, da tóc tươi mới chắc chắn trông bạn sẽ trẻ trung, linh lợi hơn trước khi điêu trị rất nhiều.
Như vậy có thể khẳng định bài thuốc của chúng tôi có tác dụng chống lão hóa , nếu người thân của bạn đã điều trị thuốc của chúng tôi vài ba tháng, chắc chắn bạn sẽ thấy họ khỏe, trẻ và đẹp hẳn ra, mặc dù so với công nghệ làm đẹp, số tiền đó chẳng đáng là bao. Cũng vì lẽ đó, chúng tôi có thể có cơ hội phục hồi tuổi xuân cho những ai ngoài tuổi 40, khi mắt đã đòi đeo kinh, đuôi mắt bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn, mái tóc xanh đã bắt đầu điểm bạc, sinh lý tình dục đã bắt đầu ngã bóng chiều xuân, trên bảo mà dưới chẳng buồn nghe…
11- Yếu tố di truyền trong bệnh mạch vành chiếm tỉ lệ khác cao, để khắc phục tồn tại này chỉ có Đông y mới làm được: Về nguyên nhân thiếu máu cơ tim và thiếu máu não, các chuyên gia cho rằng chủ yếu là do xơ vữa và huyết khối nhưng qua thực tế khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân chúng tôi thấy rằng, di truyền mới là yếu tố hàng đầu , khi bố mẹ bị bệnh mạch vành thì con cái rất dễ bị, đặc biệt khi bà mẹ bị thì các con gái khó lòng tránh khỏi. Nhiều gia đình cả ông bà, bố mẹ, con cháu đều bị BMV.Tôi đã khám cho hàng trăm cháu bé từ 5 đến 10 tuổi, phát hiện ra các cháu bị BMV, rõ ràng không thể bảo các cháu bị xơ vữa hay huyết khối được, và kiểm tra bố mẹ các cháu thì thấy cháu nào cũng có bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ bị BMV. Vì thế trong điều trị không thể bỏ qua yếu tố này. Khi đó cần phải bổ mạnh vào thận để phục hồi tiên thiên,cho tới nay thì thuốc tây y chưa thể làm được điều đó, chỉ có Đông y là có thế mạnh về mặt này mà thôi.12-Hầu hết các bệnh nhân mạch vành đều bị đau dạ dày, để điều trị cùng lúc 2 bệnh đó Đông y có lợi thế hơn tây y nhiều: trong Đông y khi điều trị ngoài việc điều trị cho tạng phụ bị bệnh cần phải xem xét các tạng phủ liên qua khác để kết hợp điều trị. Về lý thuyết dựa theo ngũ hành, ta thấy tâm hoả sinh tì thổ, nên khi tâm( gồm tim và các huyết mạch) bị bệnh thì tì sẽ bị ảnh hưởng, mà tì bị ảnh hưởng thì vị ( dạ dày) là phủ của tì ắt phải đau yếu. Trên thực tế lâm sàng, tôi thấy rằng một trăm bệnh nhân bị bệnh mạch vành nặng thì có ít nhất 95 bệnh nhân bị đau dạ dày. Tây y vẫn điều trị hai bệnh này độc lập, còn các thầy thuốc Đông y thì đã phát hiện và kết hợp điều trị hai bệnh này khá sớm: Từ thời Tam Quốc , thần y Hoa Đà (141-208) đã có bài thuốc chữa “ Tâm Phúc quặn đau”, “Tâm Vị khí thống”; đến thời Kim Nguyên, Lý Đông Viên(1180-1251) trong Tỳ Vị luận và Lan Thất bí tàng cũng bàn nhiều về quan hệ này; tới cuối đời Minh, Phó Thanh Chủ (1607-1684) trong Nam Nữ khoa đã dành hẳn chương 19 Tâm Phúc thống để bàn về đau tim, đau bụng… Để điều trị kết hợp bệnh mạch vành và đau dạ dày thì Đông y sẽ cho hiệu quả cao hơn Tây y.
Qua 12 điều trên chúng ta thấy rằng điều trị bệnh mạch vành và thiếu máu não bằng đông y có nhiều ưu việt hơn hẳn so với Tây y.
Có lẽ khi đọc bài này quí vị nghĩ rằng tôi đã ưu ái Đông y mà chê Tây y chăng ? Hoàn toàn không phải như vậy, bởi lẽ Đông y và Tây y đều là sản phẩm của trí tuệ nhân loại, phải qua hàng trăm hàng ngàn năm mới hình thành để chăm lo sức khoẻ cho con người, cả hai trường phải cần phải được trân trọng như nhau. Mặt khác, làm khoa học thì phải khách quan, nếu không khách quan thì còn gọi gì là khoa học. Nhưng ở đây với bệnh mạch vành chúng tôi thấy nếu chữa trị sớm và chủ động bằng Đông y thì có nhiều lợi thế hơn so với Tây y, còn khi quý vị bị bệnh nặng cần phải cấp cứu thì tôi sẽ khuyên mọi người sớm đến với Tây y; còn nếu quí vị cần chữa thoát vị đĩa đệm, cột sống thì tôi không khuyên quý vị đến với Đông hay Tây y mà mời quý vị đến với trường phái không dùng thuốc, là Tác Động Cột Sống sẽ cho kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và tình hình bệnh lý của bệnh nhân mà quyết định nên lựa chọn phương pháp nào: hoặc Đông y, hoặc Tây y hoặc kết hợp 2 phương pháp để hiệu quả điều trị ngày một tốt hơn, chăm sóc sức khoẻ mọi người ngày một đầy đủ hơn. Nếu phát hiện BMV và TMN sớm và điều trị tích cực, chủ động bằng Đông y đồng thời điều chỉnh lối sống thích hợp (chế độ làm việc,ăn, nghỉ hợp lí, tăng cường tập luyện, điều chỉnh tâm lý hài hoà …) thì quý vị sẽ không phải đặt Stent như tôi đã nói ở tên bài. Nhưng thường bệnh này ít người được phát hiện sớm hoặc nếu được phát hiện sớm thì cũng ít người chủ động, tích cực điều trị, phải tới khi bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc TBMMN thì mọi người mới cuống lên, khi đó xin mời quý vị hãy nhanh tay cấp cứu tới các khoa tim mạch của các bệnh viện, vì để chậm phút nào sẽ tăng nguy cơ cho bệnh nhân phút đó. Sau khi qua cơn nguy kịch, quý vị dùng thuốc Đông y để khắc phục các di chứng như khó nói,méo mồm, lệch mắt, chân tay hạn chế cử động v.v...thì sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
Có lẽ còn ít người biết rằng hiện nay cả thế giới đang có một trào lưu-tôi nhắc lại là một trào lưu nhé-quay về nghiên cứu và điều trị Đông y, trong đó nước Mỹ đang dẫn đầu trào lưu này .Hiện tại nước Mỹ có 126 trường Đại học Y thì 98 trường đã có khoa Đông Y, mà khoa Đông y của họ lớn hơn hẳn khoa Đông y của ta cả về nội dung, chương trình giảng dạy lẫn trang thiết bị máy móc . Chúng ta vẫn tự hào ta gần đất tổ Đông Y là Trung Quốc nên đông y của ta là mạnh lắm. Sự thực không phải như vậy đâu, mãi tới mấy năm gần đây ở các trường Đại học Y của nước ta mới có khoa Đông y còn trước đó chỉ là tổ bộ môn Đông y thôi, và hiện nay ở các trường y cũng chủ yếu là giảng dạy Tây y, Đông y chỉ học chữa trị bằng thảo dược và châm cứu bấm huyệt thôi, còn ở Mỹ trong chương trình của họ tôi đọc thấy họ dạy cả Yoga, cả Vi lượng đồng căn, cả Liệu pháp thay thế nữa v.v…Cả nước ta hiện nay chỉ có một trường được coi là Đại học Đông y , đó là HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM do PGS-TS Trương Việt Bình làm Hiệu trưởng , đóng tại vị trí trường Y học Dân tộc Tuệ Tĩnh trước đây ở Hà Nội. Còn nhớ hồi đầu những năm 90, tôi về học thêm phương pháp chữa bệnh bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG ở đó, có nhiều người còn tác động Bộ Y Tế bỏ luôn trường Tuệ Tĩnh vì họ cho rằng đã tới lúc không cần Đông y nữa. Lớp của tôi rất giận về quan điểm sai lầm đó, nên quyết tâm vận động hành lang để thành lập được trường Đại học Đông y, đã cố mời được Bộ trưởng Y tế lúc bấy giờ là GS-TS Nguyễn Trọng Nhân xuống thăm trường, và tác động bằng nhiều con đường khác để không dẹp trường Tuệ Tĩnh. Nhưng rồi phải bao thề hệ học sinh đi qua, phải bao người hao tổn công sức, trí tuệ tác động, mãi tới năm 2005 Học viện Y Dược học cổ truyền mới được ra đời. Vừa rồi tôi có việc ra Bộ Y Tế, nghe các anh nói lãnh đạo Bộ đang định nâng Vụ Y học cổ truyền lên Cục Y học cổ truyền, đó cũng là một tín hiệu mừng. Ngày 31/11/2010, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2166/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển Y Dược học cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.Mục tiêu chung của kế hoạch nhằm hiện đại hóa và phát triển mạnh Y Dược Học Cổ Truyền trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, củng cố và phát triển tổ chức, mạng lưới y, dược cổ truyền. Đó là một tin mừng, tuy nhiên vẫn còn nằm trên giấy tờ, chúng ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa may ra mới thực hiện tốt được kế hoạch đó.
4. Một số ca điển hình để quý vị tham khảo:
1.Bà Chu thị Phương L sinh1933 ở số nhà 22 ngách 36 ngõ chùa Liên Phái, phường Cầu Dền,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.Bà nguyên là trưởng phòng tổ chức của Viện lương thực , thực phẩm ,bộ Công nghiệp .Cách đây 15 năm, bà đả 3 lần bị nhồi máu cơ tim, đã điều trị ở Bệnh viện Việt Xô (nay là bệnh viện Hữu nghị) nhưng không khỏi,người vẫn rất mỏi mệt, không tự lên xuống cầu thang được. Tôi đã chữa cho bà bằng Đông y, sức khỏe của bà ổn định dần, tim không bị nhói nữa , rồi bà tự lên xuống cầu thang được; mấy năm nay bà mỗi năm một khỏe ra ,trí nhớ hồi phục tốt, bà ôn lại tiếng Hoa, làm thơ Đường…Năm ngoái tôi có gửi ra Hà Nội biếu bà mấy lọ thuốc tim, nhưng vì ngõ chùa Liên Phái hẹp,ô tô không vào được,nên bà đã đi bộ ra tận 34 Bạch Mai để lấy thuốc,mọi người đi trên xe hôm đó đều ngạc nhiên về sức khỏe của bà:gần 80 tuổi,ba lần nhồi máu cơ tim,thế mà nay trông bà vẫn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, giọng bà vẫn sang sảng…Vừa rồi bà còn gửi tặng tôi một tập thơ do bà xướng họa cùng các cụ ở trong câu lac bộ Thăng Long Hà Nội.
2. Ô Phan duy H ,sinh 1937 ở phòng 201 nhà G1 khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa Hà Nội. Theo ông kể: ngày 18/2/2007 đi tập thể dục về, ông bị nhồi máu cơ tim, được cấp cứu vào viện tim .Tại đây, các giáo sư , bác sĩ đã chẩn đoán ông bị thiểu năng động mạch vành(thiếu máu cơ tim), có 4 chỗ trên động mạch vành bị hẹp nặng trên 70%,mạch đập rất chậm, xấp xỉ 45 lần/phút.Lúc đầu ông được chỉ định đặt stent, nhưng sau đó các bác sĩ gặp người nhà,nói rằng sức khỏe ông quá yếu, ông còn bị tiểu đường nữa, nếu đặt thì xác suất rất thấp, năm ăn năm thua; tuỳ gia đình xem lại, quyết tâm thì vẫn làm, nhưng thực tế là khó khăn như vậy, cần thông báo để gia đình rõ. Ông nói lúc đó sức khỏe của ông thực quá bi quan,không tự đi lại được,da dẻ tái mét, chỉ ngồi trên ghế, mà quay đầu qua lại cũng bị choáng rồi, nên các con ông quyết định không đặt stent nữa,vì sợ nguy hiểm tới tính mạng của bố. Ông có người con trai lớn làm việc tại thành phố H.C.M, anh mang hồ sơ của ông qua hỏi Viện Tim và Viện Tim Tâm Đức cũng đều được trả lời như Viện Tim Hà Nội, thế là đành chung sống hòa bình với bệnh.Sau nhờ có người nhà ông đã được tôi chữa bệnh mạch vành giới thiệu, ông gọi điện nhờ tôi chữa trị. Sau khi kiểm tra các thông số, tôi gửi thuốc ra Hà Nội cho ông. Trái tim cùng sức khỏe của ông đã phục hồi nhanh chóng… Một thời gian sau, ông thông báo cho tôi đã tự lên xuống cầu thang được, rồi đã tự lấy nước lau nhà, và đã đi bộ được 3 vòng quanh hồ ở gần nhà khoảng 2km. Khoảng mấy tháng sau, ông lại gọi điện báo tôi rằng,ông vừa đi khám ở bệnh viện, các bác sĩ bảo thận ông quá yếu, có thể mấy tháng nữa ông sẽ phải đi chạy thận.Ông nói thầy đã cứu trái tim tôi, bây giờ thầy có thể cứu quả thận tôi được không? Tôi kiểm tra số đo Creatinin và Urê huyết đều cao.Tôi nói với ông rằng theo quan niệm của Đông y thì hầu hết những người bị bệnh mạch vành đều bị thận yếu (thận suy giảm chức năng) với các mức độ khác nhau. Theo các số liệu thì thận của bác hiện đang bị yếu, nhưng tôi tin là có thể chữa cho bác khỏi phải chạy thận được, vì tôi đã chữa thành công nhiều ca tương tự. Tôi lại cho ông uống thuốc Đông Y. Kết quả khá tốt, các số liệu của Creatinin và Urê trở về trong giới hạn cho phép, ông không cần phải chạy thận nữa. Ông gọi cho tôi biết sức khỏe của ông đã khá tốt, các con vừa cho ông đi du lịch xuyên Việt, bay từ Hà nội vào Đà Nẵng, rồi đi ô tô ra Huế chơi, sau đó bay từ Huế ra Hà Nội vui vẻ. Đã hơn 5 năm rồi, ông không phải đặt stent nào cả, nhờ đông y sức khỏe của ông ngày một tốt lên, da dẻ hồng hào; sáng, chiều ông vẫn đi bộ đều đặn.Hiện ông chuyển về ở cùng con ở phòng 408, nhà NƠ 8, khu bán đảo Linh Đàm.
3. Ông Cao Địch N sinh 1933 hiện sống ở nhà số 52 ,đường 2, Thảo Điền, quận II, t p Hồ Chí Minh. Ông nguyên là cục phó cuc điện ảnh Việt nam.Ông bị thiểu năng động mạch vành phải điều trị từ gần 30 năm nay (từ 1983), đã 3 lần nhồi máu cơ tim.Tới tháng 1 năm 2006 ông được bệnh viện Thống Nhất can thiệp đặt stent.Trên hồ sơ của ông mà tôi còn lưu giữ ghi :
Kết quả chụp mạch vành :
Động mạch vành trái:thân chung không có tổn thương,nhánh liên thất trước hẹp nặng 70% đoạn gần- giữa. Động mạch mũ thành không đều, tắc hoàn toàn đoạn giữa.
Động mạch vành phải: thành không đều, hẹp khít đe dọa 95% chỗ cong thứ nhất; hẹp nặng 65% và 70% đoạn giữa, đoạn xa tốt.
Tại đây ông đã được đặt 3 stent (3,0x25mm)(3,25x16mm)(3,5x16mm) cho các tổn thương trên động mạch vành phải.
Bệnh án ghi hướng điều trị tiếp theo: Tiếp tục điều trị nội khoa tối ưu và xem xét can thiệp tổn thương còn lại trên nhánh mũ và nhánh liên thất trước nếu gia đình có yêu cầu.
Nhưng trong khi đặt 3 stent trên ông đã bị hôn mê 3 tiếng đồng hồ, nếu đặt tiếp gia đình sợ ông sẽ gặp nguy hiểm, vì lúc này sức khỏe của ông kém lắm.
Sau nhờ có người giới thiệu, ông tìm đến chỗ tôi điều trị. Sau khi điều trị khoảng 2 tháng, tim ông bình thường, không còn thường xuyên thấy đau râm ran ở ngực nữa. Cùng năm đó, cục điện ảnh gọi điện vào mời ông ra dự kỷ niệm 50 năm thành lập Fafim Việt Nam,nếu đi được họ sẽ gửi vé vào.Ông hỏi tôi có đi được không , tôi bảo bác đi bình thường.Sau khi dự lễ về, tới thăm tôi ông nói: Tôi ra Hà Nội lần này thật phấn khởi,gặp bạn bè cũ ai cũng vui vẻ bảo:”nghe nói bác đã 3 lần nhồi máu cơ tim lại đặt 3 stent trong tim, tưởng khó có cơ hội gặp nhau, thế mà nay được gặp hồng hào như thế này, thật không có gì vui hơn !”
Trường hợp này thật điển hình,nó minh chứng được rằng thuốc Đông y của chúng tôi đã làm thông được động mạch vành.Vì động mạch vành trái dùng để đưa máu nuôi nửa quả tim bên trái gồm có 2 nhánh chính là nhánh mũ và nhánh liên thất thì nhánh mũ đã bị tắc hoàn toàn, nhánh liên thất bị hẹp 70%, làm sao nó còn cung cấp đủ máu để tim hoạt động bình thường; sớm hay muộn thì nửa quả tim bên trái cũng sẽ bị hoại tử, gây ra nhồi máu cơ tim. Thế mà hơn 6 năm rồi, không phải đặt thêm stent nào, tim ông vẫn làm việc bình thường.Trong khi các trường hợp tương tự, trong khoảng thời gian ấy đã phải đặt thêm 6,7 stent nữa rồi, và hiện đang gặp bế tắc không biết xử trí ra sao !. Ông còn cho biết chỉ số EF(phân xuất tống máu) của trái tim ông ngày một cải thiện, năm sau cao hơn năm trước, ngày 20/9/10 vừa qua, các bác sĩ vừa đo được chỉ số EF của ông là 64%.
4.Ông Trần Văn L : Sinh năm 1952, trú tại 221/2E Phan Văn Khỏe, phường 5, quận 6, TP HCM. Tháng 6 năm 2003, sau khi điều trị nội khoa không đỡ, bệnh nặng hơn, ông được đặt 2 stent. Tháng 11 năm 2009, ông được đặt thêm 1 stent .Tháng 8 năm 2010, ông được đặt thêm 3 stent (gồm 2 stent lồng và 1 stent mới ) .Tháng 2 năm 2011, ông được đặt thêm 1 stent mới. Tháng 6 năm 2011, thấy hay bị mệt, hụt hơi, vào viện khám, các bác sỹ nói rằng khả năng ông phải đặt thêm một hoặc hai stent nữa. Trong tâm trạng lo lắng, ông lên mạng tìm kiếm và gặp trang web của chúng tôi. Ông gọi điện hỏi chúng tôi có thể chữa giúp ông không phải đặt thêm stent nữa được không, vì ông đã đặt 7 stent rồi. Chúng tôi trả lời sẽ giúp ông đạt được mong muốn. Tới nay đã hơn một năm rồi, ông được chữa bằng bài thuốc của chúng tôi mà không phải đặt thêm stent nào nữa, sức khỏe của ông vẫn ổn định.
5. Bà Trần Thị L ở khu tập thể cục 2 quân đội tại xã xuân la, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bị thiếu máu cơ tim , rối loạn nhịp nhanh(mỗi phút tim đập lúc nhanh lên đến 110 tới 140 lần / phút ),huyết áp cao, tiểu đường . theo các bác sĩ bà bị tắc nghẽn 3 điểm trên động mạch vành nhưng sức khỏe bà quá yếu lại thêm bị tiểu đường, không đặt stent được.Các bác sĩ bảo những trường hợp này Tây y đều bó tay. Nhờ có người giới thiệu, con gái bà là chị Nguyễn thị Hồng M giáo viên tại trường Marie Curie số 3 đã gọi điện cho tôi , nhờ tôi cấp cứu cho bà.Tôi gọi điện ra Hà Nội, kiểm tra thêm một số chi tiết khác và nhận lời chữa cho bà: tôi gửi ra cho bà 3 lọ thuốc .Sau khi uống thuốc được 2 ngày, con gái bà gọi điện cho tôi hay là tim bà đã đỡ nhói hơn, bà đã bắt đầu ngủ được, sau khi uống hết một lọ thuốc (5 ngày ) thì tình hình đã được cải thiện rõ rệt, sức khỏe bệnh nhân đã tăng lên,bà đã tin viêc chữa trị bằng Đông Y là có hiệu quả. Tôi gửi tiếp cho bà 20 lọ thuốc kết quả là nhịp tim bà đã trở lại bình thường, huyết áp ổn định, lượng đường trong máu trở về mức cho phép.
6.Ông Bùi Xuân H , sinh năm 1946,quê ở Huế. Ông biết mình bị đau tim từ lâu, nhưng trước đây nhiều lần đi khám các BS vẫn không phát hiện ra. Năm 2007, ông phải cấp cứu vào một BV lớn ở Sài Gòn và sau đó được bắc 4 cầu động mạch vành, đồng thời phải đặt máy điều hòa nhịp tim vì nhịp quá chậm.Năm ngoái (2010),thấy người hay mệt, hay bị đau tức, rân ran ở ngực, ông lại vào viện khám.Sau khi chụp ĐMV, phát hiện ra ông bị hẹp thêm 4 điểm mới trên ĐMV khá nặng (90%, 80%, 70% và 65%), vị GS trước kia đã mổ bắc cầu cho ông nói: ở Việt Nam thì không làm gì được nữa rồi, chỉ còn cách uống thuốc thôi. Đang trong tâm trạng buồn chán thì có người giới thiệu, ông tới chỗ chúng tôi xin điều trị bằng đông y, tới nay ông đã đỡ rất nhiều, tinh thần ông vui vẻ trở lại. Vừa qua, có đoàn chuyên gia phẫu thuật tim của Thụy Điển sang bệnh viện T.Ư Huế, ông đã nhờ người giúp đỡ để được khám. Kết quả các GS nói rằng nếu trường hợp này ở Thụy Điển thì có thể phẩu thuật tiếp, còn ở Việt Nam thì đoàn cũng chịu. Trở về SG, ông nói với tôi: Thế là Tây y đã từ chối tôi, giờ chỉ còn trông chờ vào thầy, vào đông y nữa thôi.
7.Giáo sư Phạm Văn Ch, sinh năm 1955, trú tại 72/4 khu phố 1, phường Tân Thới Nhất, quận 12. Ông là giáo sư toán tin, đang giảng dạy tại một số trường Đại học tại TP HCM. Vào tháng 10 năm 2009, ông bị đau thắt ngực nặng, phải vào viện điều trị, và đã được đặt 3 stent. Đến tháng 4 năm 2011, ông lại bị đau nặng, khi chụp DSA (chụp xóa nền ) phát hiện 2 trong 3 stent đã bị mỡ lấp đầy (tái hẹp ) nên phải đặt 2 stent lồng. Tới tháng 8 năm 2011, ông lại bị đau ngực nặng, vào viện kiểm tra thấy xuất hiện điểm tắc mới, các bác sĩ nong mạch vành cho ông và hẹn nếu không ổn thì sẽ đặt tiếp stent. Ông trở về nhà trong trạng thái lo lắng, vì tốc độ hẹp quá nhanh. Sau này qua con trai ông, chúng tôi được biết năm 2010 vợ ông vừa qua đời vì nhồi máu cơ tim, nên tâm trạng ông càng nặng nề hơn. Lên mạng tìm kiếm thông tin và gặp trang web của chúng tôi, ông gọi điện ngỏ ý muốn được điều trị bằng đông y để khỏi phải đặt stent tiếp. Chúng tôi nhận lời. Hơn một năm rồi, ông được điều trị bằng bài thuốc của chúng tôi và không phải đặt thêm stent nào, sức khỏe của ông ngày một tốt hơn, ông vẫn lên lớp đều đặn.
8. Ô Phan Duy K Sinh 1937 ở tại nhà 31, ngõ Thái Thịnh II, phường Thịnh Quang , Đống Đa, Hà Nội, là đại tá quân đội nghỉ hưu.
Cách đây 4 năm, ông bị bệnh mạch vành nặng, mặc dù đã được vào Viện quân y 108 điều trị đông tây y kết hợp trong một tháng rưỡi nhưng bệnh tình không thuyên giảm, nhịp tim không vượt quá 45 lần/phút. Sau đó, ông được con gái là Phan Thu H, thạc sĩ, bác sĩ công tác ở bộ y tế chuyển qua điều trị ở Viện Tim, nhưng kết quả cũng không khả quan hơn. Có người giới thiệu ông gọi điện vào nhờ tôi điều trị bằng Đông y. Sau khi kiểm tra hồ sơ của ông tôi đã gửi thuốc đông y ra Hà Nội cho ông điều trị. Kết quả đến quá nhanh, chỉ sau mấy thang thuốc nhịp đập tim ông đã nhảy lên 75 lần/phút. Ông và gia đình rất phấn khởi, sau đó tôi chuyển cho ông uống thuốc hoàn Đông y, kết quả thu được thật tốt, nhịp tim ông đã ổn định, đau râm ran ở ngực cũng không còn. Tiếp đó vợ chồng ông đi Mỹ thăm con 8 tháng liền, ông có mang theo một ít thuốc của tôi sang đó để dùng. Lúc trở về ông gọi điện cảm ơn tôi rất nhiều vì suốt 8 tháng ở Mỹ, ông không phải một lần nào tới viện, sức khoẻ của ông rất ổn định.
9. Bà Nguyễn thị H Sinh năm 1942,hiện ở tại 146-E 16 ,khu biệt thự Thảo Điền I, đường Nguyễn Văn Hưởng ,phường Thảo Điền, quận 2 thành phố HCM.Trước đây bà làm phó phòng tổ chức SaiGonship.
Lúc đầu bà tìm đến phòng mạch chúng tôi chỉ để chữa đau khớp gối. Sau khi khám cho bà tôi nói bà bị thiểu năng mạch vành (TMCT) và thiếu máu não nặng, nên hay bị nhói ở ngực (đau thắt ngực) và đau đầu đấy, ngoài ra bà còn bị đau dạ dày và thận yếu. Bà rất nể là sao không cần đến máy móc chiếu chụp và nội soi mà tôi lại đọc được bệnh của bà chính xác thế . Tôi nói đó là một trong những thế mạnh của Đông y so với Tây y, tuy nhiên không phải thầy Đông y nào cũng đọc chính xác như vậy.Bà đề nghị tôi vừa chữa đau khớp gối vừa chữa bệnh mạch vành (TMCT) và thiếu máu lên não được không ?Tôi đồng ý chữa cả hai bệnh cho bà. Sau đó tôi đã phục hồi sức khỏe cho bà khá tốt bằng uống thuốc Đông y kết hợp các phương pháp chữa trị không dùng thuốc. Một thời gian sau, bà tới phòng mạch của tôi nói rằng bà vừa đi khám ở phòng mạch Côlômbia của Mỹ đặt ở Bình Thạnh, họ nói rằng bà bị suy thận và 2 tháng nữa phải đi chạy thận, thầy xem liệu phải làm sao bây giờ. Tôi khám cho bà và nói rằng bà yên tâm, tôi sẽ chữa cho bà mà không phải đi chạy thận đâu. Bà lại được chữa trị bằng Đông y tới khi kiểm tra các số liệu Creatinin và Urê nằm trong giới hạn cho phép.Bà rất mừng. Sau đó hai vợ chồng bà đã có chuyến du lịch sang Mỹ 6 tháng thăm các con . Lúc trở về, vợ chồng bà mời tôi ra nhà ăn cơm và cho quà, bà nói: “Vợ chồng tôi cảm ơn thầy rất nhiều, chúng tôi qua Mỹ 6 tháng, các con đưa đi thăm thú nhiều nơi trên đất Mỹ, rồi bay đi, bay về VN nhưng sức khỏe của tôi vẫn ổn định. Những ngày bên Mỹ, không những tôi không phải tới viện một ngày nào mà còn giúp đỡ được việc nhà cho các con; các cháu phấn khởi lắm gửi lời cảm ơn thầy đã chăm sóc tốt sức khỏe cho tôi”.
10. Giáo sư Nguyễn Vinh S, sinh năm 1937; vợ ông là giáo sư Tôn Nữ Quỳnh A, sinh năm 1942. Hai vợ chồng ông đều là giáo sư Toán học, trước dạy ở Đại học Bách khoa Hà Nội, sau chuyển vào Đại học Bách khoa TP HCM. Vào đầu năm 2012, ông bị đau tức ngực, phải vào viện điều trị. Tại đây ông được xác định bị thiếu máu cơ tim, có những điểm tắc nghẽn nặng trên động mạch vành và được chỉ định đặt stent. Con gái ông là chị Nguyễn Hương Th lên mạng tìm kiếm thông tin và chị gặp trang Web của chúng tôi. Chị gọi điện liên lạc và chiều hôm đó giáo sư Q.A cùng con gái đã tới chỗ chúng tôi. Sau khi hỏi thêm chúng tôi nhiều câu hỏi xung quanh bệnh thiếu máu cơ tim của ông, cuối cùng bà nói: “Tôi cảm ơn thầy, khi đọc bài viết của thầy tôi đã rất thích bài viết đó, bài viết rất dễ hiểu, các ví dụ rất sát, tôi là người không chuyên sâu về y học nhưng đọc tôi hiểu được, bây giờ được gặp, trao đổi với thầy tôi càng tin tay nghề của thầy hơn. Nói về bệnh của nhà tôi, , các bác sĩ cho đặt stent là đúng rồi nhưng ông đã lớn tuổi, sức khỏe yếu, và về tâm lý, nhà tôi cũng chưa sẵn sàng cho lắm; mà không chỉ ông lo, cả nhà cũng lo cho sự can thiệp này, liệu thầy có thể chữa bằng đông y giúp nhà tôi khỏi phải đặt stent được không? Tôi cảm ơn bà về những lời khen mà bà đã ưu ái dành cho tôi, thực ra cũng có nhiều người tâm đắc với bài viết này, nhưng đây là một lĩnh vực rất khó nên tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa mới mong đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân. Tôi nhận điều trị cho giáo sư bằng đông y, chín tháng qua, ông không phải đặt stent nào, sức khỏe ông ngày một tốt lên, ngực không còn đau tức nữa.
11. . Chị Đinh thị T , sinh 1977 quê Hải Hậu, Nam Định là giáo viên cấp 2 tai Bình Dương. Cách đây 2 năm chị tìm tới phòng mạch của chúng tôi nói rằng: chị đã đi khám ở một bệnh viện lớn,tại đó các bác sĩ bảo chị có 2 điểm trên động mạch vành bị hẹp hơn 70% cần phải đặt stent với giá khoảng 140 triệu và phải chờ hơn một tháng nữa mới làm được vì bệnh nhân còn chờ nhiều quá. Chị muốn được chữa trị bằng Đông y trong thời gian chờ đợi để tăng sức khoẻ lên, mặt khác chị cũng chưa vay mượn nổi số tiền lớn trên; nếu sau thời gian đó mà đỡ thì tôi xin chữa tiếp bằng Đông y, nếu không đỡ thì tôi sẽ cố vay mượn tiền đi đặt stent. Nhìn khuôn mặt chị da trắng nhợt, môi thâm tái, người trông yếu ớt, tôi cảm thông và nhận lời giúp chị.Chỉ một tháng, sau khi uống 6 lọ thuốc, ngực chị đã hết nhói, máu lên não nhiều hơn, đầu giảm đau hẳn.Chị uống tiếp 6 lọ thuốc nữa thì đầu cũng hết đau, da bắt đầu đẹp lên, môi chị ửng hồng. Sau đó chị uống tiếp 10 lọ thuốc để củng cố kết quả và không phải đi đặt stent nữa. Chị nói thế là chỉ với hơn 2 triệu đồng ,tôi đã được chữa trị không phải mất 140 triệu để đi tới viện đặt stent làm cả nhà lo lắng nữa,cảm ơn thầy vô cùng.
12. .Cháu Lê Thị N, sinh năm 1989,nhà ở đường Đồng Khởi, quận I thành phố Hồ Chí Minh,con chị Lê thị L làm bên kiểm toán nhà nước khu vực IV. Năm trước, cháu tới chỗ tôi khám vì đau đầu liên tục, không học được. Kết quả khám cho thấy cháu bị thiếu máu cơ tim và thiếu máu não. Cháu được điều trị 6 lọ thuốc trong 30 ngày hết 600 ngàn, thì đầu hết hẳn đau. Cuối năm đó, cháu đã thi đỗ vào ĐH Ngoại Thương với kết quả 25 điểm.
13. Bùi Văn H , sinh 1987 quê ở phường Phú Mông , TP Huế học ở Đại học Sư phạm Kỹ thuật ,TP HCM. Cháu bị đau đầu liên tục, cứ gặp bài tập khó là cháu nắm tay đập lên đầu; khám cho cháu, thấy cháu bị thiếu máu cơ tim và thiếu máu não. Cháu chỉ uống 4 lọ thuốc thì đầu hoàn toàn hết đau. Thật là một kết quả đáng mừng, chỉ với 500 ngàn đồng (giá năm 2004) mà chữa khỏi thiếu máu lên não
Trên đây là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, chữa trị bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) và thiếu máu não trên cơ sở bài thuốc gia truyền của gia tộc tôi kết hợp với kiến thức y học hiện đại. Chúng tôi muốn cung cấp kiến thức để quý vị hiểu đầy đủ hơn về căn bệnh thường gặp và khó chữa trị này. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật đề tài này để ngày càng phục vụ được quý vị một cách kịp thời và thiết thực nhất.
Cũng qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu tới quý vị một phương pháp chữa trị nhằm đạt 4 tiêu chí:
- Chữa trị hiệu quả
- Dễ thực hiện
- Chi phí thấp
- An toàn nhất cho bệnh nhân
Trong quyển “Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch 2007”, Giáo Sư Thạch Nguyễn, giám đốc trung tâm Tim Mạch St Mary Hobart, IN, Hoa Kỳ (là chủ biên của sách) cũng đã viết : “Ngay cả khi có thể áp dụng được biện pháp tối ưu, thì vấn đề thời sự vẫn còn ở chỗ đâu là giải pháp tốt nhất với giá cả chấp nhận được cho đại đa số bệnh nhân.”
Chúc quý vị thành công trong giữ gìn và chăm sóc trái tim- cội nguồn sức khỏe- của mình cùng người thân, để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi gia đình.
V Đ D
Nếu cần tư vấn hoặc chữa trị, mời quý vị liên hệ: 0982 929658 ( Võ Đình Diên) hoặc gửi Email:nguyen58n@yahoo.com hoặc vuan58@gmail.com
Tài Liệu Tham Khảo
A. Sách Đông y :
1. Lễ Hữu Trác, Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh (4 tập), Nhà Xuất Bản Y Học, 1972.
2.Lương y Đinh Văn Mông : Toàn tập bài giảng Y, Dược học cổ truyền. Bản chép tay.
3. GS Hoàng Bảo Châu, Phương thuốc cổ truyền.NXB Y Học 1995.
4.GS Ngô Gia Hy, Thử kết hợp Đông Tây y qua dịch lý và Thận. NXB Đồng Nai, 1999. . 5.GS.TS Hoàng Tuấn, Thận và sự lão hóa. NXB Y Học 2007.
6.GS.TS Hoàng Tuấn, Học thuyết âm dương và phương dược cổ truyền.NXB Văn hóa Thông tin 2009.
7.GS Trần Văn Kỳ, Đông Tây y điều trị bệnh tim mạch. NXB tổng hợp Đồng Tháp, 1996.
8. GS Nguyễn Khang-DS Phạm Thiệp, Nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền trên thế giới và trong nước, Nhà Xuất Bản Y Học 2008
9.GS. Vũ Văn Chuyên, DSCKII Trần Trung Nam(biên soạn), Những Bài Thuốc y học cổ truyền Trung Hoa, Nhà Xuất Bản Y học, 1998
10.Lương y Lê Trần Đức, thầy thuốc ưu tú: Y dược học dân tộc, thực tiễn trị bệnh. NXB Y Học 1995.
11.Vương Thanh Nhậm, Y lâm cải thác, lương y Nguyễn Văn Nghĩa dịch, NXBTổng Hợp TPHCM 2004
12. Hoa đà, Thần Y Bí Truyền, Lương Y Nguyễn Văn Nghĩa dịch, NXB Tổng Hợp TPHCM 2004
13. Hoa Đà Trung Tàng Kinh, Lương Y Nguyễn Văn Nghĩa dịch, NXB Lao Động 2009
14. Lý Đông Viên-Tứ đại danh y, Tì vị luận, lương y Nguyễn Văn Nghĩa dịch NXB Phương Đông 2008
15. Lý Đông Viên-Tứ đại danh y, Lan thất bí tàng, lương y Nguyễn Văn Nghĩa dịch NXB Phương Đông 2008
16.Đại danh y Trương Cảnh Nhạc, Bát trận tân phương,lương y Trương Quốc Bảo dịch, NXB Thanh hóa 1993.
17. Tôn Tư Mạc, Thiên Kim Phương, Công Sỹ biên dịch, NXB Phương Đông 2010.
18. Phó Thanh Chủ, Trị nam nữ bá chứng, người dịch Lê Đức Thiếp, Nhà Xuất Bản TP ***********
19. Tiêu Thụ Đức,10 Điều tâm đắc khi dùng Đông Dược, Tân sinh-Giang Minh Dịch Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội 2001
20 . Lý Văn Lượng, Thiên gia diệu phương, Võ Văn Bình-Nguyễn Tuấn Khoa-Phạm Đình Sửu dịch, Viện Thông Tin Thư Viện Y Học Trung Ương Hà Nội 1989
21.Trần Khắc Chính-Hà Thiệu Kỳ-Trần Sĩ Khuê, Những điểm mới trong điều trị nội khoa đông tây y kết hợp tại Trung Quốc, GS Trần Văn Kỳ dịch, Viện Y Dược Học Dân Tộc TPHCM 1992
22. Cố Bảo Quần,Thạch Lịch Văn, Vương Trường Tùng: Phương pháp tự nhiên phòng, trị bệnh động mạch vành.Nguyễn kim Dân biên dịch. NXB Y Học 2001.
23.Tần Bá Vị, Lý Nham, Trương Điền Nhân, Ngụy Chấp Chân :Trung y lâm chứng bị yếu-Phương pháp chẩn đoán và điều trị 417 bệnh theo Trung y. Lương y Nguyễn Thiện Quyên, Đào Trọng Cường dịch, NXB Mũi Cà Mau 2001.
24.GS Chung Cán Sinh: Y Dược học Trung Hoa, Ngô Triệu Anh dịch. NXB Y Tế Nhân dân Bắc Kinh 2004.
25.Những phương thuốc bí truyền trong cung đình nhà Thanh. Hồng Phi biên dịch.NXB Văn hóa thông tin 2004
26.Viện nghiên cứu Trung Y,Bộ Y Tế nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa :Đông dược học thiết yếu, L.Y Trần văn Quảng dịch. NXB Mũi Cà Mau 1995.
27. Viện Y Học Trung Y Bắc Kinh, Phương tễ học giảng nghĩa, người dịch Dương Hữu Nam, PTS Dương Trọng Hiếu, Nhà Xuất Bản Y Học, 1994
28. Viện Y Học Dân Tộc Thượng Hải, 380 bài thuốc đông y hiệu nghiệm, lương y Ngô Xuân Thiều-Hải Ngọc-Lâm Huy-Nhuận dịch, Nhà Xuất Bản Thanh Hóa
29. Học Viện Trung Y Quảng Châu Trung Quốc, Trung y chuẩn đoán học giảng nghĩa, Nguyễn Thanh Giản dịch, Viện Y Dược Học Dân Tộc TPHCM xuất bản 1991
30. Bokuso Terashi (Nhật Bản), Thuốc cổ truyền và bệnh của người cao tuổi, Bs Nguyễn Đức Minh- Dương Kim Thoa dịch, Nhà Xuất Bản Y Học1996 .
B. Sách Tây y :
1. GS Đặng Văn Chung, Bệnh học nội khoa (2 tập), Nhà Xuất Bản Y Học, 1972
2.GS Phạm Khuê,GS Phạm Gia Khải, GS Phạm Tử Dương,PTS Phạm Thắng, PGS-PTS Trần Đức Thọ, PGS-PTS Nguyễn Lân Việt, GS Tôn Thât Bach, GS Đặng Hanh Đệ: Bệnh Tim mạch người già. NXB Y Học 1998.
3. GS-TS-BS Nguyễn Huy Dung, phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh tim mạch, Nhà Xuất Bản Phụ Nữ 2008
4. GS-TS Nguyễn Văn Tuấn (Viện Nghiên Cứu Y Khoa Garvan-Úc), Hai mặt sáng tối của y học hiện đại, Nhà Xuất Bản Trẻ 2005
5.GS-TS Nguyễn Văn Tuấn, Y học dự phong : Nền tảng của y khoa hiện đại, bài đăng trên ykhoanet.com
6.GS_TS Nguyễn Văn Tuấn,Boris Yeltsin từng được một bác sĩ Mĩ cứu mạng , bài đăng trên Nguyenvantuan.net
7. GS Vũ Đình Hải-PTS Hà Bá Miễn, Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, Nhà Xuất Bản Y học 1996
8.GS Đặng Hanh Đệ, Những điều cần biết khi mổ tim .NXB Y Học 20004.
9.GS Thạch Nguyễn, giám đốc trung tâm Tim Mạch St Mary Hobart, IN, Hoa Kỳ, GS Dayi Hu (Trung Quốc),GS Moo-Hyun Kim (Han Quôc), GS Cindy Grines (Hoa Kỳ) : Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch 2007. NXB Y Học 2007
10. Karen J. Carlson-Stephane A. Eisentant- Terra Ziporyn, Đau tim các bệnh tim ở phụ nữ, Bs Minh Đức dịch , Nhà Xuất Bản Y Học 2002
11.BS Nguyễn Thanh Hiền :Đột quỵ sau thông tim. Tim Mạch Học số ngày 18.5.2010 ,Hội Tim mạch tp Hồ Chí Minh.
. 12.GS.BS Nguyễn Ngọc Lanh: Bộ sách sinh lý con người. NXB Khoa học và kỹ thuật, 1998
Ngoài ra, đề tài này còn tham khảo rất nhiều bài viêt của các GS,BS trong nước cũng như nước ngoài đăng tải trên mạng
Để biết thêm chi tiết vui lòng ghé thăm http://www.MachVanh.vn hay www.MachVanh.net
xin cho hỏi, người thân của mình, theo chuẩn đoán là nghẽn 3 mạch, nhưng chỉ thông được 2 mạch (đặt 2 sent) còn lai 1 mạch không đặt được .Sau khi thông, người thân của minh vẫn bị chóng mặt và mệt còn hơn trước khi đặt sent. Xin cho hỏi cách chữa trị và nễu có thể cho minh xin số điện thoại để hỏi thêm chi tiết .
Trả lờiXóacó thể email cho minh qua : eaglevn73@gmail.com không ? Xin cảm ơn
lam on cho em biet dia chikham va mua thuoc dong y chua benh hep mach vanh em 42 tuoi bi hep 60% uong thuoc tay nhieu tac dung phu ma nguoi khong thay cai thien duoc bao nhieu dia chi email cuaem minhsangnoithat@gmail.com
Trả lờiXóacam on rat nhieu
Tôi rất quan tâm đến những bài viết thiết thực này . Tôi muốn biết địa chỉ cua Lương y để được tư vấn và chữa bệnh
Trả lờiXóaXIN VUI LÒNG CHO XIN BIẾT ĐỊA CHỈ ĐỂ LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ.THẤY BÀI VIẾT HAY QUÁ.BẢN THÂN TÔI ĐANG ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU CƠ TIM BẰNG THUỐC TÂY.SAU KHI ĐỌC BÀI VIẾT NÀY TÔI MUỐN ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐÔNG Y.
Trả lờiXóaHỌ VÀ TÊN : TRƯƠNG CHÍ CHINH
ĐC :24/13 TRẦN VIỆT CHÂU -P AN HÒA -Q NINH KIỀU -TP CẦN THƠ
SĐT :0918318561
EMAIL: mkgcantho@hcm.vnn.vn
XIN VUI LÒNG CHO XIN BIẾT ĐỊA CHỈ ĐỂ LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ.
Trả lờiXóamail: vuong03t3@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn!
Mot Luong y co kha nang nhu vay sao khong cho dia chi cu the nhi,tai sao vay
Trả lờiXóaGia đình mình cũng đang có người bị hẹp ĐMV. Vậy xin vui lòng cho biết địa chỉ để liên lạc.
Trả lờiXóaHọ và Tên : Đặng Phan Thành
ĐC : 31/1/1 Lê Hoàng Phái, P17, Q.GV. Tphcm
SDT :0982949239
Email: dangphanthanh@yahoo.com
Xin cảm ơn.
You like technology , u want to by a barcode printer or barcode scanner >>>click here
Trả lờiXóamay in ma vach gia re
may in ma vach
And here for barcode scanner
may quet ma vach
ban may quet ma vach
ban cac loai may quet ma vach