Đây là một bệnh về đường hô hấp thường gặp, xảy ra với nhiều lứa tuổi và khó chữa trị. Hiện nay trên thế giới có hơn 300 triệu người mắc bệnh hen suyễn, tỷ lệ 4-12% dân số, mỗi năm có khoảng 20 vạn người tử vong do hen suyễn(1). Theo tạp chí y học của Anh “The Lancet” mức tăng hàng năm của số bệnh nhân hen là 5%. Tại những nước có nền y học phát triển mạnh tỷ lệ bệnh nhân hen cũng khá cao: tại Đức 20% số người lớn và 10% số trẻ em mắc bệnh hen, hàng năm ở nước này có 6.000 người chết do bị nghẹt thở (2). Tại Pháp, hen là chứng bệnh của 3 triệu người và gây ra 2.000 ca tử vong mỗi năm(3).
Ngày 3 tháng 5 hàng năm được gọi là ngày phòng chống hen suyễn toàn cầu, được tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra nhằm nâng cao nhận thức và rút kinh nghiệm điều trị bệnh hen ở cả thầy thuốc và bệnh nhân trên toàn thế giới.
1. Định nghĩa:
Hen suyễn còn gọi là Hen phế quản hay Viêm phế quản thể hen là bệnh viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp dẫn đến làm tắc nghẽn luồng khí thở do co thắt phế quản, do sưng phù làm hẹp lòng phế quản và do đờm được tiết ra nhiều khi viêm, làm cho bệnh nhân bị ho, khó thở và khò khè tái đi, tái lại.
2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân Hen suyễn tới nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên người ta cũng chỉ ra được những yếu tố gây ra bệnh hen, đó là:
- Những virus đường hô hấp.
- Do hít phải những mùi khó chịu như thuốc lá, thuốc lào, bếp than.
- Hít phải những loại bụi gây dị ứng như phấn hoa, lông súc vật, bụi môi trường.
- Do gắng sức quá mức.
- Do thay đổi thời tiết, gặp không khí lạnh.
Ở nước ta, yếu tố gây Hen Suyễn nhiều nhất ở cả người lớn và trẻ em là thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; Ở miền Bắc thì càng rõ, mỗi đợt gió mùa Đông Bắc kéo về, khi trên đài, báo chưa nói gì thì các bệnh nhân Hen Suyễn đã kéo cò cưa rồi, vì thế người ta hay đùa những người Hen Phế Quản là máy dự báo thời tiết (cực kỳ nhạy với lạnh).
3. Những hậu quả do Hen Suyễn gây ra:
a.Chiều cao của trẻ bị hen suyễn dễ thấp hơn so với những trẻ bình thường khác: Tại Việt Nam hiện nay có đến 5% người lớn và 10% trẻ em mắc bệnh hen suyễn. Khi bị hen suyễn thì thận sẽ bị suy giảm chức năng,chưa kể nếu chẩn đoán và điều trị không đúng, người bệnh phải dùng kháng sinh, corticoids kéo dài thì thận càng suy giảm hơn, khi đó hệ xương cốt của trẻ sẽ phát triển kém bình thường,trẻ bị xanh xao, chậm lớn (Đông y quan niệm “can chủ cân, thận chủ xương cốt mà”).Vì vậy cần chữa dứt điểm cho trẻ càng sớm càng tốt,nhất là trước tuổi dậy thì,vì những năm tháng dậy thì là thời gian quyết định chiều cao suốt đời của một con người. Người lớn hen suyễn dễ bị loãng xương, tiểu đường, teo cơ…
b.Trẻ bị hen suyễn, trí tuệ dễ sa sút hơn so với các bạn cùng trang lứa: Bởi khi đó, chức năng phổi suy giảm, các đường dẫn khí huyết dễ bị tắc nghẽn, lượng máu lên não kém hơn, làm cho trẻ dễ mất tập trung, học hành chậm tiến bộ.Các bà mẹ chăm sóc con bị hen suyễn nặng, chắc đã thấy khi con lên cơn bột phát do thời tiết lạnh đột ngột hoặc do vui đùa quá sức thì mặt cháu bị xám ngắt, mắt cháu trợn trừng, họng khò khè, ngít thở…; khi đó lượng máu và ô xy lên não quá thiếu, nếu không xử trí tốt có thể mang lại hậu quả đáng buồn. c.Người bệnh khó ngủ: bệnh hen ngày nhẹ đêm nặng, có khi đờm rược lên nằm không thở được, phải ngồi dậy mới yên.
d. Hình thể bệnh nhân dễ thay đổi: Các cháu bị hen suyễn nặng thường chậm lớn, còi cọc, hai vai so, lưng hoặc ngực bị dô ra hoặc tóp vào.
e. Sức khỏe bệnh nhân suy giảm dần, tần suất các cơn hen ngày càng tăng lên, năng suất lao động, học tập ngày càng giảm sút. Khi bệnh nặng, sức khỏe yếu, nếu nghẹt thở không cấp cứu kịp bệnh nhân có thể tử vong, vì thế người ta thường nói người bị bệnh hen suyễn thường bất đắc kỳ tử, không được sống trọn tuổi trời cho. 4. Điều trị:
a. Theo Tây Y:
Từ 1996 WHO đã đưa ra phác đồ điều trị hen 4 bậc từ nhẹ (bậc 1) cho tới nặng (bậc 4), bao gồm điều trị cắt cơn (điều trị triệu chứng) và điều trị dự phòng (lâu dài) trong đó điều trị dự phòng là chính.
- Để điều trị cắt cơn thường dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh. Đó là các thuốc kích thích bêta 2 giao cảm (có các dạng uống, tiêm, khí dung và xịt), thường dùng nhất hiện nay là Ventolin.
- Để điều trị dự phòng: Đối với hen nhẹ kéo dài, trung bình và nặng (bật 2, 3, 4) thì bên cạnh thuốc giãn phế quản như trên cần dùng thêm các thuốc Corticoide hàng ngày, nhằm kháng viêm, chống co thắt và xuất tiết dịch nhờn (đờm). Các thuốc này cũng có dạng uống, tiêm, khí dung và xịt.
Hiện nay, phác đồ điều trị hiệu quả nhất được hướng dẫn áp dụng phổ biến toàn cầu là phối hợp Salmeterol với Fluticason ( còn gọi là Seretide),dùng cho bệnh nhân xịt hàng ngày,để ngăn không cho lên cơn quá phát, nguy hiểm tới tính mạng ; thuốc giúp cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng phổi, giảm tần suất các đợt cấp và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Vì các thuốc này có phản ứng phụ ghê gớm nên phải điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua dùng.
Cũng đề phòng một sai lầm nghiêm trọng là lạm dụng các thuốc Corticoide, nhiều bệnh nhân hen suyễn điều trị nhiều nơi không khỏi,tìm tới các phòng mạch tư, một số ít bác sĩ vì lợi nhuận đã dùng Corticoide liều cao, thậm chí dùng cả những thuốc hiện nay đã không được khuyên dùng như Kenacort (K-cort) tiêm cho bệnh nhân, chỉ cần một mũi, cơn hen cắt ngay, một vài tháng sau mới tái phát. Bệnh nhân không hiểu tưởng đây là “thần dược” có ngờ đâu thuốc có nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, sẽ gây ra hiệu quả hết sức đáng tiếc là làm cho bệnh nhân suy thận, mục xương, mặt béo phì, tăng trọng nhanh, dùng nhiều sẽ bị còi xương và teo da cơ vĩnh viễn. Bệnh nhân bảo khi tiêm thuốc này, bác sĩ thường xé nhãn, hoặc dấu không cho biết thuốc gì, chỉ biết khi tiêm vào thì đi tiểu liên tục, không cầm được, ăn ngủ ngon,mặt căng phồng, má đỏ ửng; hiện tượng này được goi là hội chứng mặt trăng tròn hay hội chứng mặt búp bê .
Một điều cũng cần hiểu rõ trong điều trị hen suyễn là tổ chức y tế thế giới( WHO)đã chỉ rõ: Cho tới nay các phương pháp điều trị của Tây y chỉ nhằm kiểm soát và cắt cơn chứ không chữa khỏi hen suyễn được, vì thế khi thấy bệnh nhân hen nặng lên, xịt Seretide không còn tác dụng nữa thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới Viện để cấp cứu, nếu còn chần chừ thì có thể nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân. Từ xa xưa trong sách dạy Yoga đã ghi rõ rằng: “với những người bình thường có thể nhịn ăn uống hàng tuần nhưng không thể nhịn thở nổi hai phút”, vì thế nếu ta không khẩn trương thì đờm sẽ rược lên,làm cho bệnh nhân nghẹt thờ mà chết. Người Pháp nói bệnh nhân hen chết là chết vì nghẹt thở, quả không sai !
Có lần GS Nguyễn Năng An, Chủ tịch hội Hen và Dị ứng Việt Nam cũng trăn trở: “Còn rất nhiều bác sĩ đa khoa tuyến cơ sở không nắm được rằng phương pháp điều trị hen suyễn của Tây y hiện nay mới chỉ là kiểm soát và cắt cơn chứ không thể chữa khỏi được. Đó là lý do khiến nhiều bệnh nhân tuyến dưới phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Điều này không chỉ đe dọa tính mạng bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí điều trị”.
Chi phí để điều trị hen suyễn khá nặng nề, bằng chi phí điều trị HIV và lao cộng lại.
b. Theo Đông Y:
Đông y coi viêm phế quản thể hen, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc bệnh “háo suyễn”. Và cách điều trị đều chung một nguyên tắc. Đông y cho rằng chứng hen suyễn phát sinh do 3 nguyên nhân:
- Ngoại cảm lục dâm.
- Nội thương ẩm thực.
- Tỳ, phế, thận hư nhược.
Khi bệnh nhân bị bệnh là do Tỳ, phế, thận hư nhược (hay suy giảm chức năng) nên sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, khi đó gặp tác dụng bất lợi của môi trường, chẳng hạn trời lạnh xuống, khí đạo sẽ bị viêm, đờm sẽ sinh ra gây nên hen suyễn.
Để điều hen suyễn Đông y cho rằng phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, Thận nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virus, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, hen không còn nữa.
Như vậy nguyên tắc chung điều trị viêm phế quản, hen phế quản, phổi tắc nghẽn ở đây là phò chính, khu tà.Sách Nội Kinh đã chỉ rõ : “tà chi sở tấu, chính khí bất an”.
Sau khi cắt cơn hen, tiếp tục điều trị “phò chính", làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì hen cũng không thể xảy ra được. Một vấn đề đặt ra là tại sao Tây Y lại không chữa dứt điểm được hen suyễn, để tái đi tái lại? Ta hãy đọc những lời của BOKUSO TERASHI , một giáo sư Nhật Bản am hiểu sâu sắc cả Tây y lẫn Đông y, khi so sánh 2 nền y học này như sau: “Tây y có hai thế mạnh là cận lâm sàng và ngoại khoa nhưng lại không phục hồi được chức năng nội tạng và kém trong chẩn đoán sớm, còn Đông y có 2 thế mạnh là phục hồi được chức năng nội tạng và chẩn đoán sớm nhưng lại không chỉ ra được định lượng chính xác về các thông số bệnh và không mạnh trong cấp cứu”. Thật là một nhận xét tuyệt với khó có nhận xét nào hay và chính xác hơn thế được !
Về Hen phế quản, ông viết: Hen không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp, nó là bệnh của toàn thân mà những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy. Mục đích của điều trị Đông y là điều trị toàn diện, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen mới khỏi dứt điểm được. Còn nếu điều trị theo Tây y, dùng thuốc giãn phế quản và các Steroide thì có tác dụng làm giảm nhẹ nhanh các triệu chứng (cắt cơn hen) nhưng không loại bỏ được căn nguyên bệnh, vì thế mà bệnh cứ tái đi tái lại làm cho các bệnh nhân hen suyễn phải chung sống suốt đời với bệnh .
Vậy là ta đã rõ, cùng một bệnh hen suyễn nhưng 2 cách chữa khác nhau: Tây y chữa vào triệu chứng còn Đông y và các phương pháp chữa không dùng thuốc thì chữa vào nguyên nhân. Nhiều người bị hen, chữa nhiều nơi không khỏi, sau được chúng tôi chữa bằng Đông y và không dùng thuốc, kết quả thật mỹ mãn, đã khỏi hàng chục năm nay chưa thấy bệnh quay lại.
Cũng nhờ chữa vào tận gốc như vậy nên Đông y có thể chữa khỏi cả những ca bệnh hen suyễn có thâm niên năm sáu chục năm, đã được chữa bằng nhiều loại thuốc cả ở trong nước và nước ngoài gửi về.
Một điều thật thú vị và đáng quan tâm là sau khi được chữa khỏi hen bằng Đông y hoặc không dùng thuốc thì các cháu nhỏ lớn nhanh như thổi, da dẻ hồng hào, ăn ngon, ngủ tốt, học hành tiến bộ hẳn lên. Nếu người thân của bạn bị hen phế quản, điều trị lâu nay không dứt điểm bạn hãy khuyên chuyển sang điều trị bằng Đông y và không dùng thuốc xem, tin rằng người thân của bạn sẽ thu được kết quả mãn ý.
5. Một số trường hợp đã được chữa trị rất thành công bằng Đông y :
1. Cháu L.T.H con tiến sĩ L.Q.H giảng dạy tại ĐHSP I Hà Nội: năm 1993 cháu theo mẹ chuyển từ Vinh ra Hà Nội, mẹ cháu bảo cháu bị hen đã 7 năm nay, trông người cháu già hơn tuổi, vai so, lưng gù. Chúng tôi đã chữa bằng Đông y cho cháu. Sau khi khỏi, cháu lớn như thổi, học giỏi hẳn lên. Bây giờ thì cháu là một chàng trai tuấn tú cao hơn 1,7m đang du học tại Pháp.Vừa qua tôi ra Hà nội có ghé qua nhà cháu, đã 16 năm rồi bệnh hen của cháu không tái phát.
2. Cháu Nguyễn N ở Yên Phụ, có bà ngoại ở số 3 Hàng Khay, Hà Nội. Cháu bị ho liên tục trong 7 năm trời (chỉ trừ lúc ngủ). Mẹ cháu bảo đưa cháu đi khám ở các bệnh viện, nơi thì chẩn đoán cháu bị ho do thần kinh, nơi chẩn đoán là cháu bị hen , nhưng đã đi hết các Viện chức năng hô hấp, các viện lớn ở cả Hà Nội và Sài Gòn nhưng bệnh cháu không đỡ tí nào cả. Ca này đã được chúng tôi chữa hoàn toàn không dùng thuốc, không dùng châm cứu mà chữa bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG kết hợp với DIỆN CHẨN; chỉ sau 4 ngày, mỗi ngày chữa một lần, cháu gần như hết ho. Sau đó chữa củng cố cho cháu thêm 3 tuần nữa,thì cháu hoàn toàn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, hết hẳn ho. Đã 17 năm rồi, bệnh không thấy quay lại. Sau khi khỏi, mẹ cháu là chị Ngọc Anh nói: Em đã mất gần 30 triệu ( tiền năm 1993) đưa cháu đi khắp Nam Bắc, nghe giới thiệu ở đâu có thầy giỏi cũng tìm đến, vậy mà bệnh cháu vẫn không khỏi. Cả nhà nghĩ ở nước ngoài thì không biết, còn ở trong nước thì không hy vọng nơi nào chữa được bệnh của cháu. Nay không ngờ cháu được chữa khỏi mà lại không cần dùng tí thuốc nào! Thật cảm ơn các thầy vô cùng.
3. Cháu N.L: Ở khu tập thể Thái Hà sau **** Hoàng Cao Khải, quận Đống Đa, Hà Nội. Bố cháu là Đại tá T trước làm ở bảo tàng quân đội. Cháu bị hen đã 4 năm, buổi sáng đi tập võ bị lạnh hay hôm nào tập quá sức là về hen lại nổi lên, thở khò khè. Cháu đã được chữa ở nhiều nơi mà bệnh không khỏi. Cháu được chúng tôi chữa không dùng thuốc kết hợp với thuốc Đông y. Sau một tháng cháu được chữa khỏi, sức khỏe tốt hẳn lên, cháu học giỏi ra, cuối năm đó cháu thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự. Cháu đã tốt nghiệp Học viện, về công tác tại Bộ Quốc Phòng. Đã 15 năm rồi bệnh hen không quay lại.
4. Cháu V.Đ.T con anh V.Đ.N ở Thủ Dầu Một, Bình Dương, từ 1995 (7 tuổi) cháu bị hen nặng. Mỗi lần lên cơn, đưa tới bác sĩ tư chích mấy mũi thì đỡ rồi một vài tháng sau, hen lại tái phát. Mỗi lần lên cơn cháu thở không được, bụng to như con ếch. Chúng tôi đã chữa khỏi cho cháu bằng uống thuốc viên Đông y. Mười lăm năm rồi chưa thấy bệnh tái phát.
5. Cháu T, cháu chị M ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Bị hen đã 3 năm, mẹ cháu bảo cứ phải vào viện liên tục, vì tháng nào cháu cũng lên cơn, tiền lương bố cháu không đủ chữa bệnh cho cháu. Chúng tôi chữa khỏi hen cho cháu bằng thuốc bột (thuốc tán) Đông y , chỉ mất hai trăm ngànn đồng(tiền năm 1998)từ đó tới nay bệnh không trở lại.
6. Anh H. Thg: ở Thủ Dầu Một, Bình Dương có đứa con 2 tuổi (năm 2001) bị viêm phế quản nặng, điều trị tại bệnh viện ở trên đó 3 tuần không đỡ, đưa cháu về Sài Gòn điều trị tiếp 3 tuần, dùng kháng sinh liều cao mà đỡ không đáng kể,người cháu yếu lã đi. Bố cháu bảo cháu đã chữa nhiều lần như thế này rồi, nhưng cứ một thời gian sau bệnh lại tái phát, cháu còn bé, không biết làm sao. Anh tới nhờ chúng tôi chữa cho cháu. Sau lần chữa không dùng thuốc đầu tiên, cháu đỡ ho hẳn. Sau đó chúng tôi cho cháu uống thuốc bột Đông y, bệnh cháu đã khỏi. Tới nay đã 9 năm, bệnh của cháu không tái lại. T
Các bạn thân mến! Trên đây là một số ca trong nhiều ca bệnh hen suyễn đã được chúng tôi chữa khỏi bằng thuốc Đông y hoăc kết hợp các phương pháp không dùng thuốc, mà nhiều năm nay bệnh không tái phát, viết lại để các bạn tham khảo. Chúc các bạn thành công .
Nếu cần tư vấn hoặc chữa trị, mời quý vị liên hệ: 0982 929658 (Võ Đình Diên) hoặc gửi Email: nguyen58n@yahoo.com hoặc vuan58@gmail.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
cho toi xin so dien thoai va dia chi cua bac sy chua hen di ung bang cham cuu o dau? doc het cac trang bai viet cua www.machvanh.com ma khong thay co dong nao gioi thieu ve dia chi, khong biet tai sao? xin lien he theo so dien thoai: 0912 397 910 de cho toi duoc biet dia chi de den kham và chua benh. toi xin cam on
Trả lờiXóaXIn Hỏi Bạn " Võ Đình Diễn " Cho Mình Địa Chỉ Làm Việc, Cơ Quan hoặc Số Điện Thoại, Của Cơ Quan,Thầy Thuốc Chữa "Khỏi Bệnh HEN SUYỄN hoàn toàn " bặng Đông Y
Trả lờiXóaXin Trân Thành Cảm Ơn !
chua benh nay o dau vay...cho e cai dia chi di...thak
Trả lờiXóaXIN CHO HOI DIA CHI CHUA HEN NAY O DAU VAY?
Trả lờiXóasao khong thay dia chi vay?
Trả lờiXóaCHO EM XIN DIA CHI CUA THAY THUOC DE CO THE DEN DIEU TRI DUOC KO?
Trả lờiXóachữa hôi miệng cho trẻ em Do nhiễm trùng khứu răng
Trả lờiXóaLàm sao để chữa hôi miệng Răng sâu , cõ lỗ hổng chính là nơi vi khuẩn sinh sống
cach chua hoi mieng cho ba bau hieu qua Lưỡi bị viêm, đây là môi trường tốt để vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi
cach tri benh hoi mieng bang la trau khong Thức ăn thừa còn dính lại trong các kẻ răng
nuoc vo gao chua hoi mieng Thiếu nước, khô miệng
chữa hôi miệng bằng bột quế Chế độ ăn uống không hợp lí
chữa hôi miệng bằng thảo dược Hút thuốc lá nhiều
chanh chữa hôi miệng Ăn thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành,..
gừng tươi dùng chữa hôi miệng Sử dụng rượu, bia