Những năm gần đây tỷ lệ người dân mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, đặc biệt là các bệnh liên quan đến mạch vành đang có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ người bệnh phải hứng chịu các tai biến của bệnh mạch vành cũng tăng lên rõ rệt.
Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, khi thành mạch máu trở nên xơ cứng và giảm tính đàn hồi hoặc phải chịu tai biến của một số bệnh như mỡ máu gây ra tình trạng kết tập tiểu cầu tạo thành các mảng xơ vữa hay bệnh tiểu đường làm cho thành mạch máu bị xơ cứng mất các yếu tố trên dẫn đến tình trạng lưu lượng máu và ôxy không đủ cung cấp cho cơ tim hoạt động dẫn đến hoại tử cơ tim và đột quỵ.
Yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến bệnh này, vì thực tế chứng minh rằng nhóm người có nguy cơ cao lại rơi vào những người lao động trí óc, căng thẳng và những người béo phì.
Bệnh biểu hiện trên lâm sàng nhẹ: có những cảm giác nhói thoáng qua ở tim khi mệt mỏi, căng thẳng hoặc thay đổi thời tiết. Nặng hơn là người bệnh có các cơn co thắt ngực kèm theo khó thở, có khi đau lan tỏa ra sau lưng.
Điều trị bệnh mạch vành cũng tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân nặng phải chỉ định bằng ngoại khoa (như nong mạch vành hoặc đặt stent mạch vành) hoặc chỉ định dùng thuốc.
Thuốc được chia thành hai loại: cấp cứu và loại dùng uống duy trì.
I/ LOẠI THUỐC CẤP CỨU: Thường chứa hoạt chất nitroglycerin, dùng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi. Dạng bào chế này được chỉ định khi bệnh nhân có cơn co thắt mạch vành. Ngậm hoặc xịt dưới lưỡi thuốc sẽ ngấm ngay vào máu mà không phải qua đường tiêu hóa và gan nên có tác dụng làm giãn mạch vành ngay lập tức giúp bệnh nhân thuyên giảm ngay triệu chứng.
II/ LOẠI THUỐC DUY TRÌ: Thường được bào chế dưới dạng phóng thích chậm, giúp bệnh nhân kiểm soát được các cơn co thắt mạch vành. Thuốc thường chứa các hoạt chất: nitroglycerin, tildiazem, trimetazidine, tsosorbid... Sau khi vào cơ thể thuốc có tác dụng lọc trên hệ thống mạch vành, ức chế quá trình co thắt mạch vành. Những dạng bào chế này bệnh nhân phải sử dụng hằng ngày để dự phòng các cơn co thắt.
Ngoài thuốc điều trị cần sử dụng một thuốc hỗ trợ như: các thuốc chống kết tập tiểu cầu để ngăn ngừa các mảng xơ vữa ở lòng mạch: sintrom hoặc aspirin.
Lưu ý, với aspirin chỉ sử dụng liều thấp hằng ngày từ 100-200mg và chống chỉ định cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh nhân có cơ địa dễ xuất huyết, bệnh nhân hen phế quản nặng.
Ngoài việc dùng thuốc, với bệnh nhân mạch vành khi có các cơn co thắt cấp tính nên áp dụng các biện pháp trị liệu khác. Khi bệnh nhân có cơn co thắt ngực người bệnh cần bình tĩnh, thở đều, sâu, dùng tay xoa nhẹ lên ngực và nên nằm nghỉ, tránh gắng sức, lo âu, cáu giận... Cuối cùng, với những người bệnh mạch vành điều tối kỵ là không dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê...
Hiện nay, trên thị trường có một số thuốc được chỉ định trong điều trị rối loạn cương dương ở nam giới (tadenazin, sildenazin với bd: viagra, medovigo, levitra, cialis...) với cơ chế phát triển lưu lượng máu và ôxy về thể hang do đó phát triển cung lượng tim. Vì vậy, bệnh nhân mạch vành phải thận trọng không được tự ý sử dụng các chế phẩm này.
Bệnh mạch vành sẽ được kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị của thầy thuốc.
BS Bùi Hồng Thanh.
0 Bình luận :
Đăng nhận xét