Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA

Đau lưng là một bệnh phổ biến, lại thường xảy ra vào thời sung sức của người lao động (20 đến 50 tuổi), do đó có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tinh thần, kinh tế của cá nhân, gia đình và xã hội. Ở nước ta chưa có thống kê đầy đủ, còn ở Mỹ có khoảng 80% người đau lưng ở các mức độ khác nhau.(1). Còn ở Châu Âu,ở nước Áo hàng năm có khoảng 4 triệu thấy thuốc tham gia vào các khóa đào tạo chống bệnh đau lưng(2). Vì thế, nghiên cứu chữa trị đau lưng là một đề tài được nhiều người trên thế giới quan tâm.

Có một số nguyên nhân dẫn tới đau lưng, nhưng nguyên nhân chính của đau thắt lưng dẫn đến thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống. Năm 1984 ở Hoa kỳ người ta ước tình toán bộ chi phí cho thoát vị đĩa đệm là 21 tỉ đô la (3)


Sau khi bị thoát vị, đĩa đệm sẽ chèn ép lên dây chằng dọc và các rễ thần kinh cột sống (thường đĩa đệm đốt sống L4-L5 và L5-S1 và D7-D8 dễ bị nhất), làm cho lưng bị đau cứng , hạn chế vận động; có truong hợp đau lưng, nằm liệt giường, quay trở nhẹ, thậm chí thở cũng đau, khi đó là đau lưng cấp, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang đau lưng mãn tính. Sau thời kỳ đau lưng mãn tính, bệnh sẽ chuyển dần xuống mông rồi chuyển xuống chân (có thể một hoặc hai chân) đến khi đó gọi là đau thần kinh tọa. Ngày nay , người ta xác định đau thần kinh tọa 95% là do thoát vị đĩa đệm, số còn lại là do gai cột sống, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống và một vài suy giảm chức năng nội tạng khác.
Như vậy, muốn chữa khỏi đau thắt lưng hay thần kinh tọa thì phải chữa khỏi được thoát vị đĩa đệm, phải đưa được đĩa đệm hoặc đốt sống lồi, lệch về vị trí cũ đến khi đó các dây chằng thần kinh lưng không bị chèn ép nữa, bệnh nhân sẽ hết đau. Nói thì dễ vậy ,nhưng làm được điều đó thì không dễ chút nào ! Vì thế mà thần kinh tọa thường khó chữa khỏi hoàn toàn, dễ tái đi tái lại, càng về sau bệnh càng nặng thêm.Người ta có thể chữa đau lưng, thần kinh tọa bằng đông y, tây y hoặc các phương pháp không dùng thuốc – gọi là điều trị không dùng thuốc (ĐTKDT ).
Về Đông y có thể dùng xoa bóp , bấm huyệt , châm cứu hoặc kết hợp các thuốc bổ dưỡng và thông kinh hoạt lạc điều trị cũng thu được kết quả nhất định.
Về Tây y có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa :
-Về điều trị nội khoa, các bệnh viện hiện nay đang dùng một phác đồ tuơng thích nhất là :Cho bệnh nhân nằm bất động (nếu quá nặng ) 2 đến 3 tuần , rồi kết hợp các thuốc giảm đau ,kháng viêm, giãn cơ,an thần đồng thời cho kéo giãn kết hợp vật lý trị liêu. Với thuốc kháng viêm, giảm đau lúc đầu dùng các thuốc không corticoid, nếu sau 3 tuần không đỡ các bác sĩ sẽ cho dùng corticoid ( còn gọi là cortison) uống hoặc tiêm. Nếu bệnh tình không đỡ thì sẽ chuyển sang phẩu thuật. Nhưng hiện nay bệnh nhân rất ngại phẩu thuật vì tỉ lệ rủi ro lớn (khoảng 30%), sức hồi phục chậm và chi phí cao. Nếu rủi ro xảy ra thì hậu quả sẽ xấu hơn trước lúc mổ: bệnh nhân có thể đau hơn trước, hoặc bị tê liệt một hoặc hai chân, rui ro lớn nhất có thể xảy ra là tử vong( điều nay không chỉ ở nước ta mà cả các trung tâm phẫu thuật lớn trên thế giới vẫn bị)
-Chữa bằng tia Laser : Là phương pháp dùng tia Laser đốt cháy một phần nhân đĩa đệm ,làm cho áp lực trong đĩa đệm giảm xuống , khi đó đĩa đệm sẽ thu nhỏ lại , không còn chèn ép gây đau nữa . Phương pháp này viết tắt là PLDD ( Viết tắt cụm từ tiếng Anh Percutaneous Laser Disc Decompression nghĩa là làm giảm Áp lực của đĩa đệm bằng Laser xuyên qua da) .
- Phương pháp dùng sóng cao tần được tiến hành như sau: Người ta đưa sóng cao tần vào nơi đĩa đệm bị thoát vị thông qua một mũi kim. Với nhiệt độ từ 40-70oC, các bước sóng cao tần sẽ tác động đến khối thoát vị, làm cho khối thoát vị thu nhỏ lại, trở về đúng vị trí, không chèn ép vào các rễ thần kinh cột sống nữa. Ưu điểm của nó là ít đau, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày, ít gặp biến chứng.
Đây là một biện pháp điều trị có chỉ định rất hẹp. Nếu chỉ định đúng thì có thể mang lại thành công khoảng 80 - 90%. Tại Việt Nam để sàng lọc ra những bệnh nhân theo đúng yêu cầu chỉ định của phương pháp này là không dễ do nhiều yếu tố như: dịch tễ học của bệnh, máy móc chẩn đoán hình ảnh ...
Dùng sóng cao tần để điều trị TVĐĐ không phải lúc nào cũng thay thế được phẫu thuật và không phải lúc nào cũng mang lại thành công . Thất bại của điều trị sóng cao tần không phải tại phương pháp mà phải xem lại chẩn đoán đã đúng chưa, kỹ thuật thực hiện có bảo đảm không và người bệnh có tuân thủ đúng những yêu cầu sau điều trị không...
Phương pháp này chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân TVĐĐ trong thời gian chưa lâu và không có bệnh lý nào khác ở cột sống đi kèm. Trong khi đó hầu hết bệnh nhân TVĐĐ ở nước ta đến bệnh viện điều trị thường có thời gian mắc bệnh đã lâu, đều có các bệnh lý cột sống đi kèm, hay gặp nhất là thoái hóa cột sống, gai cột sống... Điều trị bằng sóng cao tần chỉ giải quyết được phần thoát vị mà không xử trí được các bệnh cột sống khác, do vậy những bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác thì sẽ vẫn còn bị đau sau khi điều trị.
Về chi phí điều trị bằng sóng radio cao tần sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.
-Về điều trị không dùng thuốc : CÓ nhiều phương pháp có thể chữa được thoát vị đĩa đệm ,nhưng trong gần 20 năm nghiên cứu, chữa trị cân bệnh này chùng tôi thấy TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG tỏ ra có nhiều ưu việt hơn cả . So với các phương pháp khác thì T. Đ.C.S có thời gian chữa trị ngắn hơn, ìt tốn kèm hơn, hiệu quả cao hơn , không có tác dụng phụ và có tình ổn định bền vững hơn Mời quì vị tham khảo một số ca đã được chúng tôi điều trị bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG trong thời gian qua :
1. Tháng 11 năm 1993 tại Trưởng Y học dân tộcTUỆ TĨNH, nhân dịp lớp Tác động cột sống tốt nghiêp, đã có buổi hội thảo về phương pháp này. Trong số quan khách tới dự hôm đó có Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nhân (hồi đó là Bộ trưởng Bộ Y tế ) cùng 4 vụ trưởng (vụ Tổ chức , vụ Đào tạo, vụ Kế hoạch, vụ Điều trị) , Phát biểu với hội nghị, Bộ trưởng nói: “Tôi là người chịu đặc ân của phương pháp này, vì tôi bị đau thần kinh tọa đã lâu, đã chữa trị nhiều nơi trong và ngoài nước nhưng bệnh chỉ ổn định, thỉnh thoảng vẫn đau trở lại, nhưng từ ngày được chữa trị bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG tới nay đã hơn 4 năm, kết hợp với tập luyện tôi chưa bị đau lại lần nào” .
2. Cũng tại hội thảo có một báo cáo của bệnh nhân tên là Thiết khá hấp dẫn. Anh cho biết trước kia anh là cầu thủ thể công, đá bóng bị ngã nhiều, đặc biệt có một đốt sống lồi hẳn ra phìa sau, khi nằm phải nghiêng người, vì đốt sống ấn xuống giường đau không chịu nổi. Trong 28 năm, anh đã được chữa trị nhiều nơi không khỏi, đi còng và chống gậy, thế mà giờ đây anh đã được chữa khỏi mà không cần phải dùng tới một viên thuốc nào cả, chỉ bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG thôi. Anh viết thật cảm động : “Cảm ơn các thấy thuốc tác động cột sống vô cùng, vì sau 28 năm bị bệnh, giờ đây khi đi tôi không cần gậy nữa, khi nằm tôi đã được thấy trời” (tức đã nằm ngửa được)
3. Anh Thuận, con nhà thuốc Thài Bình ở 65B Lãn Ông – một trong vài hiệu thuốc bắc lớn nhất ở Hà Nội lúc bấy giờ- năm 1994 bị thoát vị đĩa đệm, đã chữa trị bằng Đông y, châm cứu kết hợp Tây y cả tuần mà không bớt đau, cả tuần nằm không dậy được. Khi thấy tôi tới cân thuốc bắc, cô Nhi - em anh Thuận – mừng rỡ bảo tôi : Cả tuần nay nhà em tìm thầy mà không được ,vì số điện thoại bị thất lạc đâu mất ! Gia đình nhờ tôi chữa cho anh Thuận . Bằng tàc động cột sống kết hợp với các liệu pháp không dùng thuốc khác, chỉ sau 30 phút chữa , anh đã ngồi dậy rồi đứng lên đi được mấy bước, tuy nhiên vẫn còn đau. Cả nhà reo lên, không ngờ chữa không dùng tí thuốc nào mà lại nhanh đến thế. Hôm sau tôi có việc đi công tác gấp không tới chữa được; một tuần sau tôi mới quay về, tới thăm , người nhà bảo: anh đã khỏi, đi làm được 2 hôm rồi ; chỉ sau lần chữa đó là anh nhẹ dần, rồi khỏi đau mà không dùng thêm thứ thuốc nào cả. Thật là kết quả vượt xa sức tượng tượng của tôi, chỉ chữa một lần mà khỏi thoát vị đĩa đệm !. Sau này qua đọc các tài liệu của nước ngoài, được biết các thầy ở Mỹ, Nhật Bản cũng có những ca ĐTKDT một lần mà khỏi, đó là ở những bệnh nhân trẻ, khỏe, mới mắc bệnh, có sức hồi phục rất lớn, còn ở những bệnh nhân nhiều tuổi, bệnh mãn tính, cơ thể yếu thì sẽ hồi phục chậm hơn.
4. Lần đó, khi tôi đang chuẩn bị để chuyển cả gia đình vào Thành phố HCM sinh sống, thì có người tới mời chữa cho giáo sư Ng.T.D giảng dạy ở khoa hóa ĐHSP Hà Nội 1 bị thoát vị đĩa đệm. Tôi đang rất bận, nhưng người nhà giáo sư nói ông bị thoát vị đĩa đệm, đã được chữa trị ở viện 2 tuần, bớt không đáng kể, nghe người ta giới thiệu, muốn đến nhờ thầy giúp đỡ cho, tuy biết thầy đang rất bận, nhưng gia đình tôi không biết cầu cứu vào đâu. Tôi không nỡ từ chối, đành phải nhận lời giúp ông. Khi tới nhà, ông nói: Tuần tới tôi có 2 buổi làm Chủ tịch Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, giờ tôi đau thế này, nếu phải hoãn lại thì tội cho các anh em nghiên cứu sinh quá ! Ba, bốn năm nghiên cứu rồi, nay tới khi bảo vệ thì trục trặc do thầy đau, nên rất muốn phiền thầy giúp tôi đỡ được càng sớm càng tốt. Tôi nói giáo sư yên tâm, tôi sẽ cố gắng hết sức, nếu hồi phục nhanh thì vẫn kịp theo kế hoạch của thầy trò. Và sau hai lần chữa, giáo sư bớt hẳn, đến tuần sau đó, ông đã cùng hội đồng thực hiện đúng kế hoạch chấm luận án tiến sĩ.
5. Bệnh nhân V.Đ.L ở Hàm Tân, Bình Thuận bị đau lưng, đau chân nặng, đi lại khó khăn phải vào thành phố HCM chữa trị, khi cơn đau lên thì có một đưởng chạy dọc từ mông xuống mặt sau đùi , qua bắp chân xuống mắt cá đau căng, co rùt dẫn đến làm thân người vặn như vỏ đỗ, miệng kêu la, mặt nhăn nhó. Thường những ca thần kinh tọa mà có một đường co rút như trên đều là những ca khó chữa. Đây là những ca thoát vị đĩa đệm nặng, đã chữa ở nhiều nởi nhưng không khỏi. Vẫn ĐTKDT, sau một tuần bệnh nhân bớt đau hẳn, sau 2 tuần bệnh nhân gần như không còn cảm giác đau nữa, nóng ruột về đi làm nên tôi đã cho bệnh nhân uống thêm ít thuốc đông y kết hợp để củng cố kết quả . Anh làm kiểm lâm, suốt ngày đêm ở trong rừng Tánh Linh. Vậy mà 2 năm qua không bị đau lại lần nào.
Trên đây là năm trong hàng ngàn trường hợp đau lưng đến thần kinh tọa đã được chúng tôi chữa trị bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG mà tôi muốn gửi tới quý vị đề tham khảo, để có lúc cần chữa THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM và ĐAU THẦN KINH TỌA thì quý vị có thể tìm đến pbương pháp có nhiều ưu việt này, nhằm giúp cho cột sống của quý vị sớm được hồi phục, sức khỏe của quý vị sớm được bình an, tiền bạc của quý vị ít bị hao tán,thời gian của quý vị ít bị phí hoài, những cơn đau hành hạ quý vị sớm phải đội nón ra đi .. Tuy nhiên trong thực tế, người ta có thể kết hợp phương pháp này với các phương pháp không dùng thuốc khác như Nhân Điện, Diện Chẩn- Điều Khiển liệu pháp của giáo sư Bùi Quốc Châu, YOGA của Ấn Độ, Chiropractic( của Mỹ); Umeho, Xìatxu ( của Nhật bản), chữa bệnh theo Hà Đồ Lạc Thư ( của Trung Quốc) , Thủ Châm của Triều Tiên v.v… thì hiệu quả chữa trị càng cao hơn.
1. Theo Readèrs số tháng 9/01.
2. Theo Y học bằng tay XB tại NewYork 1991
3. Theo Đau thắt lưng và thoài vì đĩa đệm của PGS.TS Hồ Hữu Lương.
Nguyen58n@yahoo.com

CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT

 

Các chuyên gia về cột sống đều khuyên rằng lựa chọn phương pháp mổ chỉ là cuối cùng khi bằng các phương pháp khác không cải thiện được tình hình : bởi lẽ mổ cột sống còn một tỉ lệ rủi ro khá lớn (khoảng 30% ). nếu mổ tốt bệnh nhân trở về sinh hoạt và công tác bình thường, còn trường hợp mổ rủi ro, thì bệnh nhân có thể bị đau hơn trước khi mổ, có thể bị liệt và rủi ro lớn nhất là tử vong.Trong một bài viết mấy năm trước đây trong chuyên mục này(http://ttvnol.com/suckhoe/888307), tôi có nói rằng so với chữa trị bằng Đông y, Tây y và các phương pháp không dùng thuốc thì chữa bằng Tác Động Cột Sống là phương pháp có nhiều ưu việt hơn cả . Lần này tôi trở lại vấn đề này để trao đổi thêm một số ý mà rất ít người biết tới nhằm giúp các bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất theo từng hoàn cảnh cụ thể của các bạn:


Điều thứ nhất chưa từng thấy đăng ở trên bất cứ tài liệu nào kể cả trong nước và quốc tế mà chúng tôi cần cung cấp để các bạn, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm - thần kinh toạ được rõ : đó là khi trên một cột sống bị thoái hoá thì có chỗ thoái hoá nhiều hơn, có chỗ ít hơn, thường thì ở vùng thắt lưng và đốt sống cổ là hay bị thoát vị đĩa đệm nhất. Khi một đốt sống bị thoát vị đĩa đệm thì thường đĩa đệm đốt sống ở phía trên và phía dưới đã bị lồi ra như bức ảnh chúng tôi đăng ở dưới đây là của bệnh nhân Phí Thị T, công tác tại ngân hàng nông nghiệp Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã được chúng tôi chữa trị khỏi cách đây 4 năm. Nhìn trên bức ảnh ta thấy đĩa đệm L4-L5 bị thoát vị đĩa đệm rất nặng, còn đĩa đệm L3-L4 và đĩa đệm L5-S1 đã lồi ra rất rõ bệnh nhân đã bị đau thần kinh tọa nhiều năm,một chân đã bị teo nhỏ hẳn so với chân kia. Trong trường hợp này nếu chúng ta mổ đĩa đệm L4-L5 thành công thì bệnh nhân sẽ thấy không bị đau thần kinh tọa nữa, nhưng thường cũng chỉ được khoảng 1 năm, vì sau đó hai đĩa đệm L3-L4 và L5-S1 ở phía trên và dưới đốt sống vừa mổ sẽ bị thoát vị tiếp. Chả nhẽ chúng ta cứ tiếp tục mổ mãi sao ?!
Cách đây 4 năm chị Huỳnh Mỹ A ở quận 4 TP HCM đến chỗ chúng tôi điều trị chị bảo : "gần 2 năm trước tôi đã đi mổ đĩa đệm ở Singapore, họ mổ không tốt hay sao mà tôi lại bị đau lại !" Sau khi khám cho chị tôi nói : " Người ta đã mổ đốt sống đó cho chị khá tốt, nhưng bây giờ chị đang bị thoát vị đĩa đệm ở đốt sống kề nó phía trên". Sau đó chúng tôi đã chữa cho chị khỏi đau thần kinh tọa mà không cần phải mổ sẻ. Cách đây 2 năm chị Ngô Thị Th ở Nghi Lộc, Nghệ An vào chỗ chúng tôi điều trị chị bảo chị đã mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 103 của quân đội ở Hà Đông, nhưng mới được chưa đầy một năm thì chị lại bị đau thần kinh tọa, sau khi khám kỹ cho chị, tôi cũng nói với chị rằng " ở viện 103 đã mổ cho chị quá tốt đốt sống L2-L3, nhưng bây giờ chị lại bị thoát vị đĩa đệm ở đốt sống L4-L5 kề ngay dưới đốt sống đã mổ.
Thế mạnh của phương pháp tác động cột sống là khi chúng ta dùng một lực nhỏ để kích thích lên một số điểm trên cột sống, tạo tín hiệu gửi về não bộ, sau đó não bộ sẽ phát lệnh bằng các sung điện để điều chỉnh sự bất bình thường đó trên cột sống nhờ vậy khi ta điều chỉnh được một đốt sống thoát vị đĩa đệm thì các đốt sống bị lồi ở phía trên và dưới cũng được đưa về vị trí cân bằng, nhờ thế bệnh nhân khỏi bệnh một cách ổn định lâu dài hơn mà không cần phẫu thuật.
Điều thứ hai mà các bạn cần biết là Tây y cho rằng thần kinh tọa 95% xẩy ra là do các đốt sống ở thắt lưng (L1 đến L5) bị thoát vị đĩa đệm, qua hơn 20 năm chữa trị chúng tôi nhận ra rằng điều đó không thật chính xác, vì rằng có khá nhiều ca đau thần kinh tọa nhưng lại do đốt sống ở giữa lưng ( D7,D8,D9...) bị thoát vị đĩa đệm, phải chữa vào đó thì thần kinh tọa mới khỏi, điều đó đã được chỉ rõ trong bài giảng của tác động cột sống. Tôi đã đọc trên chục ngàn phim cộng hưởng từ (MRI) thì hầu như chỉ có chụp ở phần đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng, chưa từng thấy một ca thần kinh tọa nào chụp ở phần giữa lưng. Trong những trường hợp đó nếu phẫu thuật đĩa đệm ở phần thắt lưng để chữa thần kinh tọa thì tiền vẫn mất mà tật vẫn mang- bệnh nhân không hề khỏi bệnh.
Mặt khác nếu tính về chi phí điều trị thì tác động cột sống có giá cả điều trị là thấp nhất so với các phương pháp khác :
-Nếu mổ bằng laser thì mỗi đĩa đệm thoát vị mất khoảng hơn 10 triệu đồng.
-Nếu mổ bằng các phương pháp thông thường thì mất khoảng 15 đến 20 triệu.
-Nếu mổ bằng dùng sóng radio ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM 1 đĩa đệm mất khoảng 35 triệu, ở bệnh viện Triều An khoảng trên 40 triệu.
-Nếu chữa bằng phương pháp Chiropractic của người Mỹ tại số 8 Trương Định TP HCM thì mỗi lần chữa mất 50 USD, chữa từ 6-7 lần mới bắt đầu thấy hiệu quả và theo bác sĩ phụ trách ở phòng mạch này cho biết một ca thoát vị đĩa đệm phải mất trung bình 20 lần chữa .Tính ra cũng ngót 20 triệu đồng cho một đĩa đệm.
-Nếu đi mổ thoát vị đĩa đệm tại Singapore thì theo anh Nguyễn Văn S, công tác tại VITACO cho biết : anh bị thoát vị đĩa đệm 4 đốt sống lưng, đã từng đi khám tại Mỹ nhưng anh nói ở Mỹ không thể mổ nổi vì chi phí quá cao - mình không có bảo hiểm y tế mà - còn anh đã hai lần tới một trung tâm phẫu thuật cột sống lớn nhất tại Singapore để khám và xin tư vấn thì họ trả lời rằng họ chỉ phẫu thuật từng đốt sống một, giá phẫu thuật của một đĩa đệm là 7000 đô la cho người Việt Nam( bao gồm cả vé máy bay đi về)
Trong khi chữa bằng tác động cột sống một ca thoát vị đĩa đệm chỉ mất từ 10 đến 20 lần chữa ( có ca chỉ mất 1-2 lần điều trị là đĩa đệm thoát vị đã được đưa về vị trí cũ, như trường hợp của anh Nguyễn Văn T ở 65 Lãn Ông, Hà Nội và chị Nguyễn Thị Ph ở quận 7 TP HCM), mỗi lần mất 50-100 nghìn, tính ra mất khoảng 1 đến 2 triệu đồng. Có những ca bị thoát vị từ 2 đến 3 đĩa đệm, đã được bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương chỉnh hình STO Phương Đông đưa ra giá phẫu thuật từ 60 đến 80 triệu đồng, sau đến chỗ chúng tôi điều trị, bệnh đã khỏi với tất cả chi phí điều trị chưa tới 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, với những ca thoát vị đĩa đệm quá nặng thì cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật, còn những trường hợp khác thì nên điều trị bằng tác động cột sống. Trong hơn 20 năm điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG thì trong một trăm ca đã được chỉ định phẫu thuật tới chỗ chúng tôi điều trị, có 90 ca đã thành công thật mãn ý mà không cần phải mổ sẻ.

Cho tới nay, TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc duy nhất được Bộ Y Tế nước ta công nhận và đưa vào giảng dạy trong các trường Y.
Tiếc rằng hiện nay trên mạng có rất nhiều bài viết về phương pháp này nhưng cho đến thời điểm này (20/12/2011) chưa có bài viết nào hiểu đầy đủ về phương pháp này cả, thậm chí có người mới từ Hà Nội vào mở phòng mạch tại TP HCM, tự xưng ông ta là chuyên gia cao cấp về tác động cột sống, nhưng thực ra ông ta không biết một tý gì về PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG cả, người Hà Nội gọi cách chữa bệnh của ông ta là "chữa bệnh bằng nắm đấm", nghĩa là người chữa bệnh nắm tay lại đấm thùm thụp trên lưng bệnh nhân...Trò Đời thật lắm....
Lại có người lập trang web "TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM", nhưng ở dưới lại ghi VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD. Qua nội dung trang web thì đúng người này có học TĐCS, nhưng dòng tiếng Anh này không ổn, hoặc vì người này không biết tiếng Anh hoặc không hiểu CHIROPRACTIC, hoặc do cả hai. Vì CHIROPRACTIC là tên gọi một phương pháp chữa bệnh của người MỸ, dịch đúng sang tiếng Việt là "phép nắn, chỉnh cột sống",thực chất đây là cách chữa bệnh bằng bấm huyệt, châm cứu của Trung Quốc cải biên, không thể so sánh với PP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG của Việt Nam được (có điều kiện tôi sẽ so sánh 2 pp này sau). Phòng khám CHIROPRACTIC đã có mặt tại Việt Nam mấy năm nay rồi, địa chỉ là : American Chiropractic Clinic Vietnam số 8, Truong Dinh Str., Ward 6, District 3, HCM City, Vietnam . Hồi mới sang giá chữa một lần là 50 USĐ, hiện tại là 65 USĐ, từ lần thứ 2 trở đi giảm 5USĐ.Bạn có thể tới đó chữa để thấy điều tôi nói là hoàn toàn đúng.

Có thể nói rằng chữa thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG là phương pháp chữa trị hiệu quả nhất, an toàn nhất, ổn định lâu dài nhất và ít tốn kém nhất cho bệnh nhân.

Tác động cột sống - chữa bệnh không dùng thuốc

Kinh nghiệm quý báu của YHCT Việt Nam
Ở Việt Nam phương pháp chữa bệnh bằng tác động cơ học cột sống (TĐCS) của lương y Nguyễn Tham Tán có tiếng vang nhất định. Bằng đôi tay kinh nghiệm và nhạy cảm, lương y và các học trò của mình với ba chỉ tiêu xác định (gân cơ, cảm xúc, nhiệt độ) đã phân loại và thống kê được khoảng 300 điểm biến đổi trên từng tiết đoạn của cột sống liên quan tương ứng có tính quy luật với từng trường hợp bệnh lý củacơ thể. Trên cơ sở đó bằng các lực khác nhau của đôi tay tác động lên các điểm biến đổi trên cột sống để ?osửa chữa? hoặc tạo ra ?ocác kích thích phù hợp? nhằm lái tập sự cân bằng về hình thái và chức năng của cột sống trong mối liên quan với các cơ quan với các cơ quan bị rối loạn, và đã chữa được nhiều bệnh.

Theo chúng tôi, nguyên tắc của phương pháp này có cơ sở khoa học, vì lấy lại sự cân bằng bị phá huỷ, phục hồi trạng thái bình thường, phù hợp với cơ chế điều chỉnh luôn xảy ra trong cơ thể sống ở các mức độ cơ thể đến mức độ phân tử.
Có lẽ không phải riêng tôi- một cán bộ nghiên cứu về sinh học thực nghiệm, mà bất kỳ một chuyên gia nào của y học cũng đều mong muốn xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp chuẩn trị độc đáo này, nhất là khi mà các kết quả chẩn trị của lương y Nguyễn Tham Tán được giới Y học Việt Nam và nước ngoài công nhận, nhiều bác sĩ ngành y và người ngoài ngành tình nguyện đến học tập, lại được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Đây là phương pháp chẩn trị lý thú trong bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt đối với người nghèo không đủ tiền mua thuốc tân dược đắt giá.
Xuất xứ từ tình hình trên. GS. TS Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp cácHội KHKT Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho chúng tôi là tiến hành điều tra xã hội học đánh giá tổng kết quá trình hình thành và hiệu quả của phương pháp chẩn trị bằng TĐCS, tập trung điều tra phân tích các chỉ tiêu y sinh học làm cơ sở khoa học minh hoạ cho hiệu quả chẩn trị một số bệnh như: thoái hóa, vôi hóa, viêm dính khớp cột sống, viêm quanh khớp vai, thần kinh tọa là căn bệnh khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam.
Nghiên cứu thực nghiệm điều trị bệnh đau khớp vai bằng TĐCS trên 81 bệnh nhân tình nguyện tại Trung tâm Y tế Hà Đông theo phương pháp TĐCS của lương y Nguyễn Tham Tán. Kết quả cho thấy: 78 bệnh nhân khỏi hoàn toàn, 3 bệnh nhân khớp đỡ đau, vận động đỡ bị hạn chế.
Như vậy, hiệu quả của phương pháp chẩn trị bằng TĐCS là rất rõ rệt. Nhóm bác sĩ điều trị đã giải thích rằng khi đốt sống bị biến đổi (lồi, lõm, lệch?) làm ống sống bị biến dạng, dịch não tủy sẽ dồn về nơi bị biến dạng làm kích thích tủy sống và gây co cơ trên đốt sống bị biến đổi. Phản ứng co cơ làm xung huyết, nơi máu dồn đến làm nhiệt độ tăng lên, cảm giác đau xuất hiện. Đây là cơ sở sinh lý của bốn đặc trưng thuộc đốt sống bệnh lý (đốt sống, lớp cơ, nhiệt độ, cảm giác đều bị biến đổi). Khi tác động lên cột sống sẽ giải toả được các ổ rối loạn trên cột sống và trên khớp vai thì bệnh nhân hết đau, chắc năng vận động của khớp vai được phục hồi. Phương pháp TĐCS lấy hệ cột sống làm trung tâm điều hoà, chi phối sự cân bằng của cơ thể, khi cột sống đã cân bằng thì chức năng của cơ thể giữ được sự cân bằng. Nếu lập lại sự cân bằng của các đốt sống để chữa bệnh thì việc bảo vệ sự cân bằng của cột sống lại là phương pháp phòng bệnh tốt nhất.
Chúng ta đều biết rằng khi các bệnh nhân đau khớp vai hoặc thoái hóa đến bệnh viện thì tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ tiến hành điều trị bằng phẫu thuật, bằng các bài tập luyện kết hợp với vật lý trị liệu, rơngen, siêu âm, phối hợp với điều trị bằng thuốc phong bế thần kinh ?" gây tê giảm đau với steroid uống hoặc tiêm?
Trong thực tiễn điều trị còn nhiều vấn đề tranh cãi như sự đâm kim, sự xân nhập các chất lạ, sự lạm dụng thuốc, sự nhờn thuốc, các tá dụng phụ của các hoá chất đưa vao cơ thể?
Chính vì các lý do đó, mà y sinh học thế giới có xu hướng hạn chế đưa các hoá chất vào cơ thể và quay về với các phương pháp điều trị của y học dân gian, cổ truyền - đặc biệt là những phương pháp điều trị không dùng thuốc, không dùng kim để tránh sự lây lan của virut HIV. Các kết quả đạt được bước đầu là rất khích lệ và mở ra các nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới nhằm bổ sung thêm, hoàn thiện thêm về mặt cơ sở khoa học để kiến nghị về phạm vi ứng dụng của phương pháp lý thú này.
Sau khi cụ Tán mất, các học trò của cụ vẫn tiếp tục phát huy phương pháp chữa trị độc đáo này.
Cho tới nay, TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc duy nhất được Bộ Y Tế nước ta công nhận và đưa vào giảng dạy trong các trường Y. 

CHỮA THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ BẰNG ĐÔNG Y

Ở lứa tuổi trên 50 (25-50%), trên 75 tuổi (75%)., chứng viêm tuỷ xám chỉ chiếm 5-10%.
Dựa theo triệu chứng lâm sàng, Đông y xếp bệnh này vào loại Tý Chứng, Nuy Chứng, Đầu Thống, Cảnh Cường, Cảnh Cường Thống, Huyễn Vựng, Cảnh Cân Cơ (Ji)?
Nguyên nhân
- Do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây nên đau, cử động khó khăn. Gặp nhiều nơi những người cơ thể suy yếu, lớn tuổi.

- Do dinh dưỡng không tốt làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ thống huyết, Tỳ suy yếu, huyết không chuyển vận được đến vùng bệnh gây nên. Thấp tà xâm nhập vào cơ thể những người Tỳ hư do ăn uống suy kém. Thấp kéo dài sẽ biến thành đờm, đờm và thấp cùng đưa lên vùng cổ, vai sẽ làm cho khí huyết bị ngăn trở gây nên đau.
- Do hư yếu của tuổi già. Càng lớn tuổi, xương và các đốt ít được nuôi dưỡng hơn gây nên đau, khó cử động. Gặp nhiều trong chứng Can huyết hư, Thận âm hư.
- Do chấn thương làm ảnh hưởng đến gân cơ và khớp vùng cổ gáy.
Các nguyên nhân trên, nếu không được chữa trị sẽ làm cho khí huyết bị ngưng trệ gây nên bệnh.
Biện chứng luận trị
+Do phong hàn :Text Đầu, gáy, vai và lưng trên đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi mỏng, trắng nhạt, mạch Phù, Hoãn hoặc Khẩn.
Điều trị: Khứ phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Quế Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm: Cát căn 15g, Quế chi, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung, Thương truật, Mộc qua đều 9g, Cam thảo 6g, Tam thất 3g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái.
(Cát căn, Quế chi, Xuyên khung, Thương truật khu phong. Cát căn giải cơ ở phần biểu, có tác dụng trị đau cơ ở vùng vai lưng, cổ, làm chủ dược. Quế chi tán hàn; Bạch thược hoà doanh, vệ để ngăn không cho tà khí xâm nhập vào phần biểu. Ngoài ra, Bạch thược có tác dụng thư cân, giúp cho Cát căn để giảm đau ở cổ. Xuyên khung và Thương truật khu phong thấp, trị đau nhức, đặc biệt ở vùng trên của cơ thể. Xuyên khung và Tam thất thông kinh, hoá ứ, chỉ thống. Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, hoạt huyết để ngăn chận không cho hàn tà xâm nhập vào vùng cổ. Mộc qua táo thấp, thông kinh, thư cân, làm mềm các đốt sống. Kết hợp với Cát căn để làm dãn cơ ở cổ. Đại táo, Sinh khương, Cam thảo hỗ trợ Quế chi và Bạch thược để khu phong, tán hàn, điều hoà doanh vệ).
Cử động khó thêm Thân cân thảo và Lạc thạch đằng đều 9g. Đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g.
Nếu có biểu hiện thấp nhiều, có cảm giác như cái bao đè lên đầu thay Quế Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm bằng bài Khương Hoạt Thắng Thấp Thang gia vị: Cát căn 12g, Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi đều 9g, Cảo bản, Phòng phong, Xuyên khung, Uy linh tiên, Thương truật đều 6g, Cam thảo 3g.
Nếu có biểu hiện phong nhiều, đau nhiều chỗ, sợ gió, thay bài Quế Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm bằng bài Phòng Phong Thang gia giảm:Phòng phong, Cát căn đều 12g, Tần giao, Uy linh tiên, Khương hoạt đều 9g, Phục linh, Đương quy, Quế chi đều 6g, Ma hoàng 3g.
Châm Cứu
Hậu khê, Phong trì, Đại chuỳ, Liệt khuyết. Châm tả.
(Hậu khê là huyệt giao hội của mạch Đốc, chi phối vùng cột sống. Đây là một trong các huyệt hiệu quả nhất để trị gáy cứng đau; Liệt khuyết, Đại chuỳ, Phong trì khu phong, tán hàn. Ngoài ra, Liệt khuyết là Lục tổng huyệt trị vùng cổ gáy; Đại chuỳ là huyệt Hội của 6 đường kinh dương với mạch Đốc; Phong trì là huyệt hôị của kinh Đởm và kinh Tam tiêu với Dương kiều mạch và Dương duy mạch. Vì vậy, phối hợp các huyệt này có tác dụng thông kinh, chỉ thống vùng bệnh).
Có biểu hiện phong thấp, bỏ Liệt khuyết, Đại chuỳ, thêm Âm lăng tuyền, Đại trử. Gáy đau dọc theo đường kinh Bàng quang, bỏ Phong trì, thêm Thiên trụ, Côn lôn. Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc tam lý. Đau vùng kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng kinh Tam tiêu thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử. Đau theo mạch Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần đường. Cúi cổ xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên liêu, Kiên ngung hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và Kiên trinh. Đau lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau: Trước hết châm ?~Thiên Ngũ Huyệt?T gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh, Thiên liêu và Thiên song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở mạch Đốc, dùng Hậu khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang, dùng Côn lôn, Thân mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc Huyền chung. Đau trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng lão. Đau liên hệ đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu. Đây là những huyệt có hiệu quả tốt.
+Do đờm thấp ngăn trở kinh mạch :: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, váng đầu, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, không có sức, nôn mửa, ngực và hông sườn đầy tức, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Hoạt, Nhu.
Điều trị: Hoá đờm, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Phục Linh Hoàn gia giảm: Phcụ linh, Trần bì, Địa long đều 12g, Đởm nam tinh, Bán hạ, Bạch giới tử, Ngũ vị tử đều 10g, Cát cánh 6g, Tam thất 3g.
(Phục linh, Trần bì, Bán hạ hoá đờm, khứ thấp; Bạch giới tử tán hàn, trừ thấp, chỉ thống; Đởm nam tinh khứ đờm, thông kinh; Địa long thông kinh, chống co giật; Ngũ vị tử cố biểu để ngăn chận tà khí xâm nhập; Tam thất hoạt huyết, khứ ứ; Cát cánh dẫn thuốc lên phần trên, hoá đờm).
Có dấu hiệu phong thấp thêm Quế chi, Khương hoạt đêù 9g. Chóng mặt thêm Thiên ma, Bạch truật đều 12g; Ngực đầy thêm Đan sâm 9g, Giới bạch, Qua lâu bì.
Nếu đờm nhiệt vào kinh Thái dương Thay Phục Linh Hoàn gia vị bằng Nhị Trần Thang gia vị (Bán hạ, Hoàng cầm đều 12g, Phục linh, Trần bì, Hồng hoa, Khương hoạt đều 9g, Cam thảo 6g, Sinh khương 2 miếng.
Châm Cứu
Hậu khê, Phong trì, Đại chuỳ, Âm lăng tuyền, Phong long.
(Hậu khê, Phong trì, Đại chuỳ thông kinh khí vùng bệnh, chỉ thống; Âm lăng tuyền là huyệt chủ yếu để trừ thấp; Phong long là huyệt đặc hiệu trị đờm. Hai huyệt phối hợp có tác dụng trị đờm thấp),
Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc tam lý. Đau vùng kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng kinh Tam tiêu thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử. Đau theo mạch Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần đường. Cúi cổ xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên liêu, Kiên ngung hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và Kiên trinh. Đau lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau: Trước hết châm ?~Thiên Ngũ Huyệt?T gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh, Thiên liêu và Thiên song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở mạch Đốc, dùng Hậu khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang, dùng Côn lôn, Thân mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc Huyền chung. Đau trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng lão. Đau liên hệ đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu.
+Do khí trệ huyết ứ : Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, tê, đau ê ẩm, đau vùng nhất định, ban ngày đỡ, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào đau, chân tay tê mỏi, co rút (đêm bị nhiều hơn ngày), miệng khô, lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch Sáp, Huyền.
Điều trị: hoạt huyết, hoá ứ, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Đào Hồng Ẩm gia giảm: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương quy, Ngũ linh chi, Chi tử, Diên hồ sách, Uy linh tiên.
(Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương quy, Ngũ linh chi, Diên hồ sách hoạt huyết, hoá ứ, thông kinh hoạt lạc; Hồng hoa, Xuyên khung chuyên thông kinh ở phần trên; Xuyên khung, Chi tử, Diên hồ sách hoạt huyết, lý khí, chỉ thống; Uy linh tiên, Xuyên khung khứ phong thấp, chỉ thống).
Có biểu hiện hàn thêm Quế chi 9g, Ô đầu, Tế tân đều 3g. Có triệu chứng nhiệt thêm Bại tương thảo, Đơn bì đều 12g. Khí hư thêm Hoàng kỳ 18g. Huyết hư thêm Bạch thược 12g. Can Thận hư thêm Ngũ gia bì 12g, Tang ký sinh, Cốt toái bổ đều 9g.
Nếu khí trệ, huyết ứ do khí hư và phong thay Đào Hồng Ẩm bằng Lý Khí Hoà Huyết Tán Phong Thang: Cát căn, Bạch thược đều 18g, Hoàng kỳ 15g, Thục địa, Xuyên sơn giáp đều 12g, Đảng sâm, Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa, Hương phụ, Địa miết trùng, Địa long, Uy linh tiên đều 9g.
Châm Cứu
Hậu khê, Thân mạch, Tam âm giao, A thị huyệt
(Hậu khê là huyệt hội của mạch Đốc, có tác dụng đối với cộ sống; Thân mạch là huyệt hội của mạch Dương kiều, hai huyệt phối hợp có tác dụng thông kinh hoạt lạc ở mạch Đốc và kinh Bàng quang, giảm đau vùng cổ gáy; Hợp cốc hành khí; Tam âm giao hoạt huyết, hai hợp phối hopự có tác dụng trị khí trệ, huyết ứ toàn thân; A thị huyệt thông kinh khí tại chỗ).
Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc tam lý. Đau vùng kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng kinh Tam tiêu thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử. Đau theo mạch Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần đường. Cúi cổ xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên liêu, Kiên ngung hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và Kiên trinh. Đau lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau: Trước hết châm ?~Thiên Ngũ Huyệt?T gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh, Thiên liêu và Thiên song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở mạch Đốc, dùng Hậu khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang, dùng Côn lôn, Thân mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc Huyền chung. Đau trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng lão. Đau liên hệ đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu.
Do khí huyết đều hư : Đầu, gáy khó cử động, gáy yếu, tay chân yếu, nhất ở ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, chóng mặt, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, da mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế, Nhược.
Điều trị: Bổ khí, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Hoàng Kỳ Quế Chi Ngũ Ngũ Thang gia vị: Hoàng kỳ 18g, Kê huyết đằng 15g, Xích thược, Bạch thược đều 12g, Quế chi, Cát căn đều 9g, Sinh khương 6g, Đại táo 4 trái.
(Hoàng kỳ bổ khí; Kê huyết đằng dưỡng huyết; Hoàng kỳ được Sinh khương và Đại táo hỗ trợ; Kê huyết đằng và Xích thược hoạt huyết, khứ ứ; Bạch thược, Cát căn thư cân, đặc biệt ở vùng vai lưng, gáy; Quế chi hoạt huyết ở phần trên cơ thể và hỗ trợ Hoàng kỳ bổ khí).
Kèm hàn thấp thêm Uy linh tiên, Khương hoạt đều 9g. Kèm huyết ứ thêm Địa long, Hồng hoa, Nhũ hương. Kèm Thận hư, thêm Ngũ gia bì, Dâm dương hoắc, Câu kỷ.
Châm Cứu
Túc tam lý, Đại chuỳ, Cách du, Can du, Tỳ du, Tam âm giao, Hợp cốc.
(Túc tam lý kiện Tỳ, là nguồn sinh hoá của khí huyết; Đại chuỳ là nơi hội của 6 đường kinh dương, nâng dương khí của cơ thể lên vùng đầu và gáy; Cách du là huyệt hội của huyết; Can du đưa kinh khí vào Can, là nơi tàng huyết. Hai huyệt này phối hợp với nhau gọi là huyệt ?~Tứ Hoa?T, có tác dụng bổ huyết; Tỳ du, đưa kinh khí vào Tỳ, có tác dụng kiện Tỳ, ích khí. Phối hợp với Túc tam lý, tác dụng càng cao. Tam âm giao châm bình bổ bình tả có tác dụng vừa kiện Tỳ vừa hoạt huyết, còn Hợp cốc quản lý phần khí ở phía trên cơ thể.
Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc tam lý. Đau vùng kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng kinh Tam tiêu thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử. Đau theo mạch Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần đường. Cúi cổ xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên liêu, Kiên ngung hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và Kiên trinh. Đau lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau: Trước hết châm ?~Thiên Ngũ Huyệt?T gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh, Thiên liêu và Thiên song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở mạch Đốc, dùng Hậu khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang, dùng Côn lôn, Thân mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc Huyền chung. Đau trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng lão. Đau liên hệ đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu.
Do can thận âm hư : Gáy, vai vai lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gò má đỏ, mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ,,rêu lưỡi mỏng, mạch Tế, Sác.
Điều trị: Tư bổ Can Thận, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Hổ Tiềm Hoàn gia giảm: Ngưu tất, Thục địa, Đan sâm đều 12g, Đương quy, Bạch thược, Toả dương, Tri mẫu, Hoàng bá, Quy bản, Thỏ ty tử, Kê huyết đằng đều 9g.
(Ngưu tất, Thục địa, Quy bản tư bổ Thận âm vì Can Thận cùng đồng nguyên; Đương quy, Bạch thược dưỡng Can huyết; Toả dương, Thỏ ty tử bổ Thận dương, vì âm và dương tương hỗ lẫn nhau. Ngoài ra, Toả dương, Ngưu tất, Quy bản có tác dụng bổ gân xương;Đương quy, Kê huyết đằng, Đan sâm hoạt huyết, hoá ứ do hư yếu gây nên; Ba vị này có tác dụng chỉ thống; Tri mẫu, Hoàng bá thanh hư nhiệt và dẫn hoả đi xuống).
Nếu âm dương đều hư : biểu hiện chân lạnh, tình dục giảm, tiêu lỏng, huyết ứ, thay Hổ Tiềm Hoàn bằng Hà Thị Cảnh Chuỳ Bình Phương: Thục địa, Bồ hoàng, Cốt toái bổ, Kê huyết đằng đều 15g, Lộc hàm thảo, Đan sâm, Thương truật, Mạch nha, Nhục thung dung, Đương quy vĩ đều 9g, Ngô công 6g.
Nếu váng đầu, chóng mặt, hoa mắtthêm Thiên ma, Câu đằng đều 12g. Kèm phong thấp thêm Uy linh tiên, Cát căn, Hy thiêm thảo đều 9g. Huyết hư thêm A giao. Nếu loãng xương bỏ Toả dương, Thỏ ty tử thêm Cốt toái bổ, Tục đoạn và Ngũ gia bì đều 9g.
Châm Cứu
Thái khê, Đại trử, Huyền chung.
(Thận tàng tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ nuôi xương. Nếu Thận khí mạnh, tinh đầy đủ, tuỷ sẽ sung mãn, xương sẽ cứng chắc. Vì vậy, nếu xương yếu cần phải bổ Thận, ích tinh, làm mạnh xương. Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận, bổ Thận âm lẫn Thận dương, nguồn của tiên thiên; Huyền chung là huyệt hội của tuỷ, để bổ tuỷ; Đai trử là huyệt Hội của xương để bổ xương, dùng trị bệnh về xương do Thận hư).
Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc tam lý. Đau vùng kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng kinh Tam tiêu thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử. Đau theo mạch Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần đường. Cúi cổ xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên liêu, Kiên ngung hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và Kiên trinh. Đau lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau: Trước hết châm ?~Thiên Ngũ Huyệt?T gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh, Thiên liêu và Thiên song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở mạch Đốc, dùng Hậu khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang, dùng Côn lôn, Thân mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc Huyền chung. Đau trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng lão. Đau liên hệ đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu.
Nếu thoái hoá do hẹp đốt sống : Có thể gây nên đau ,cứng gáy kèm váng đầu chóng mặt, buồn nôn ,nôn mửa, ù tai và mờ mắt. Cần dùng phép khu phong, hoá đờm, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài Định Huyễn Thang: Đan sâm 30g, Bạch thược, Dạ giao đằng đều 24g, Câu đằng 20g, Phục linh 15g, Thiên ma, Bán hạ, Cương tằm đều 9g,

Thoái hóa đốt sống cổ

Châm cứu điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở HN.
Bệnh thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40-50 tuổi); yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...
Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:
- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.


- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Để đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ", không nên nằm gối đầu quá cao.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí kịp thời.
Về điều trị, trước tiên, cần loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay do u hố sau, u tủy cổ. Khi đã xác định bệnh, cần điều trị thoái hóa, chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường và xoa - gõ vùng gáy, mặt, bụng.
Nên dùng thêm vitamin E (400 UI/ngày). Kết hợp điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ. Đối với người có nghề nghiệp dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, cần phân phối đều giữa lao động và nghỉ ngơi, thư giãn, các xoa bóp phục hồi chức năng (nhất là các diễn viên xiếc).
TS Nguyễn Chương, Sức Khỏe & Đời Sống

HỘI CHỨNG CỔ - VAI - GÁY- CÁNH TAY

A.Hiện Tượng:
Hội chứng cổ - vai- gáy- cánh tay là hiện tượng bệnh nhân lúc đầu đau,nhức,tê,mỏi khu trú nơi bả vai(1 hoặc 2 bên), về sau lan toả lên cổ,gáy hoặc xuống cánh tay,bàn tay,ngón tay-Kết quả hạn chế vận động cổ-vai-cánh tay .
Khởi phát bệnh thường chỉ xuất hiện ở vai-sau 1 số lần đau,nếu ta không chữa trị bệnh sẽ nặng lên,sẽ đau nhức lên cổ,có khi co giật cả lên đầu gây đau điếng cho bệnh nhân-hoặc đau nhức tê mỏi di chuyển xuống cánh tay,bàn tay-khi đó đi xe máy chỉ lên tay ga cũng thấy khó. Nói chung khi bị

bệnh này thì vận động cổ ,vai ,gáy , cánh tay sẽ bị hạn chế .Có bệnh nhân đau nặng quá , cả đêm không ngủ đựoc,kêu khócvì để tay ở tư thế nào cũng đau không chịu nổi.Một giáo sư ng` Mỹ mô tả bệnh này như sau: ?oCó thể ví bệnh này như 1 ng` bạn của ta-Lúc đầu anh ta ít tới thăm ta và mỗi lần tới thì lưu lại nhà ta trong 1 thời gian ngắn-Về sau anh ta đến thường xuyên hơn và ở lại cũng lâu hơn.Sau cùng anh ta tới nhà ta rồi ở lỳ không đi nữa?.
Chưa có 1 thống kê thật chính xác theo số liệu phần trăm nhưng dễ dàng nhận ra rằng hội chứng này xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam.Mà ở phụ nữ thì bệnh này thường xảy ra ở bên phải nhiều hơn bên trái hơn Đây là bệnh khi nhẹ điều trị không khó lắm nhưng khi nặng thì rất khó chữa-nếu thầy thuốc nào cho rằng bệnh này dễ chữa thì đó chỉ là để quảng cáo hoặc do không hiểu đầy đủ về bệnh mà thôi.Rất nhiều bệnh nhân loại này tới chỗ chúng tôi điều trị , nói rằng đã đi hết viện này , viện nọ mà vẫn không đựoc chữa khỏi , tôi bảo điều đó không có gì lạ ,vì đây là bệnh khó mà bệnh nhân loại này thưòng chờ tới khi đau không thể chịu nổi mới chịu đi chữa thì viện nào cũng vái lạy cả thôi ! khi đó chỉ có những thầy thuốc giàu kinh nghiệm biết kết hợp nhiều phưong pháp chữa ?"dùng thuốc và không dùng thuốc- mới hy vọng chữa khỏi bệnh , nếu không đành chung sống hoà bình với bệnh mà thôi !
. Bệnh này phát triển theo lứa tuổi , càng lớn tuổi số ngưòi mắc bệnh này càng tăng . Trứoc đây ngưòi ta cho rằng sau 50 tuổi bệnh này mới phát triển- ?ođau vai sau tuổi 50?-nhưng ngày nay trong lớp trẻ sinh viên cũng rất nhiều em đã bị đau vai gáy.
B.Nguyên nhân và cách chữa:
1.Theo Tây y:
a.Nguyên nhân:Tây y cho rằng bệnh này chủ yếu là do thần kinh và các nguyên nhân thường thấy là:
-Co thắt cơ tại chỗ
-Viêm quanh khớp vai
-Thoái hoá đốt sống cổ.
-Xô lệch các đốt sống cổ do chấn thương thể thao hoặc bị tai nạn.
Ngoài ra còn vài nguyên nhân nữa như nằm,ngồi sai tư thế hoặc bệnh nghề nghiệp,v..v?
b.Cách chữa:Tây y thường dùng các thuốc sau chữa kết hợp:
-Thuốc giảm đau
-Thuốc kháng viêm
-Thuốc giãn cơ
-Thuốc bổ thần kinh nhóm B
-Kết hợp kéo dãn , châm cứu và vật lý trị liệu
Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả thì phải phẫu thuật .
Lúc đầu,các BS cho dùng thuốc kháng viêm không Corticoide , nhưng nếu điều trị không đỡ thì sẽ cho dùng nhóm Corticoide ( viên hoặc tiêm ) mặc dù biết dùng Corticoide ( (Cortison) sẽ dễ bị tác dụng phụ cho bệnh nhân nhưng không còn cách nào khác nên đành phải dùng thôi.
Có một điều bệnh nhân dễ nhầm lẫn là khi điều trị ở các viện công không khỏi bệnh nhân tìm tới các sở y tế tư nhân (phòng mạch hoặc bệnh viện tư) . Tại đó một số thầy thuốc vì chạy theo lợi nhuận , chẳng cần biết trứoc đó đã điều trị thế nào , tiêm luôn cho một mũi Corticoid liều cao ( hoặc pha thêm thuốc giảm đau ) , bệnh nhân thấy khỏi ngay - quả là thần dược - thế là cứ tấm tắc khen mãi thầy nọ hoặc bệnh viện kia quá giỏi , đi đâu cũng giới thiệu mọi ngưòi tới đó mà chữa , đâu biết rằng mình đã bị hại , tiếp tục ?ogiúp ?o ngưòi khác bị hại theo .
2.Theo Đông y : Có thể dùng thảo dược kết hợp châm cứu để chữa bệnh này , bệnh nhẹ hoặc trung bình chỉ cần dăm baỷ thang là khỏi hoặc giảm hẳn , nhưng nếu bệnh nặng thì phải chữa hàng tháng ,có khi vài tháng mới hy vọng khỏi .( Xin xem CHỮA THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ BẰNG ĐÔNG Y ở bài sau )
3.Chữa không dùng thuốc :
a. Nguyên nhân : Thống nhất các nguyên nhân như Tây y và Đông y ở trên .
b.Cách chữa : Có nhiều phuơng pháp không dùng thuốc cũng có thể chữa khỏi hội chứng cổ -vai-gáy-cánh tay , như dùng năng luợng sinh học ( Yôga , Thiền , nhân điện ?) , Day ấn các vùng phản xạ trên đầu , Diện chẩn điều khiển liệu pháp , Cảnh bối trị liệu học , thủ châm Triều Tiên , Ymêhoo , Chiropractic , Tác động cột sống ?.Qua thực tế trị liệu nhiều năm , chúng tôi thấy Tác động cột sống vẫn đựoc coi là hiệu quả hơn cả .
C. Tự rèn luyện và chữa trị :
Bệnh nhân cũng có thể tự xoa bóp và chữa trị cho mình nhằm làm giảm đau đớn và hạn chế vận động theo các bài mà tôi đã post ở phần trứoc , đặc biệt là bài ?o Xoa bóp chống thoái hoá đốt sống cổ? của thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - trưởng khoa Đông y Bệnh viện trung ương Quân đội 108 .Bài post ngày 29/3/07 .
Nếu các bạn học được bài ?o rung động thư giãn ?o HỒI XUÂN CÔNG trong sách ?oThuật dưỡng sinh trường thọ của người Trung Hoa cổ ?o để hàng ngày tập luyện thì thật hữu ích trong phòng chữa bệnh này .
Có một bài nhỏ dễ làm nhưng tác dụng không kém phần lý tưởng là mỗi sáng sau khi tập luyện xong các bạn xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi xát nóng hai bên cổ , có thể xát đồng thời hai bên cổ hoặc xát từng bên ,mỗi bên 50 lần , Các bạn cứ thừ vào mỗi sáng - nếu đuợc cả sáng lẫn tối thì càng tốt -Chắc chắn bạn sẽ thu đựoc kết quả như ý .
D. Kiêng cữ :
Tôi muốn nói thêm với bạn điều này , nếu bạn làm đựoc những điều sau đây thì bệnh tình của bạn cũng đỡ đi rất nhiều :
1.Không ăn cà muối .
2.Không ăn măng , đặc biệt là măng chua .
3.không uống nước đá .
4.Hạn chế ăn thịt bò , thịt bò thì rất bổ cho người khoẻ , nhưng với những bn dạng này thịt bò dễ làm tăng sự co cơ .
5. Bệnh thường dễ nặng hơn vào mùa lạnh , nên khi trời chuyển lạnh cần lưu ý mặc đủ ấm . Nguợc lại những ngày nóng nếu dùng quạt điện để ngủ , tránh không để quạt thổi thẳng vào người , nhất là vùng đầu cổ .
6. Kỵ đám tang, những bệnh nhân dạng này cần hạn chế tiếp xúc nhiều với đám tang, vì rằng khi tiếp xúc với đám tang bạn sẽ bị nhiễm "hơi lạnh", khi về sẽ bị đau nhức nhiều hơn. Vì thế khi cần đi đám tang bạn chỉ nên thắp hương vĩnh biệt người quá cố, rồi ra ngoài không ở gần quan tài lâu; Nếu phải đi đám tang thì bạn cố gắng đi phía trên gió để tránh bị nhiễm lạnh, gây đau đớn lâu dài cho bạn.

CÁC CHỨNG BỆNH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ ĐỐI VỚI TRẺ EM KHI ĐI HỌC

Khi ở gia đình hầu như các em nhỏ đều được bố, mẹ chăm sóc rất tốt, nhưng khi bước chân vào giảng đường thì sự chăm sóc đó đã bị giảm đi bù lại là các cháu nhỏ phải tự thân vận động. Đó là nguyên nhân làm cho các căn bệnh bắt đầu tấn công các em nhỏ, những căn bệnh phổ biến nhất là : Viêm amiđan cấp, hen, cận thị, vẹo cột sống...Cụ thể như sau :
Đối với viêm amiđan cấp :
Thường xảy ra đối với các em nhỏ từ 6 đến 14 tuổi amiđan phì đại nhiều gấp đôi so với người lớn nên trẻ dễ bị viêm amiđan cấp. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến học tập.


Nguyên nhân gây viêm là virus hoặc vi trùng. Bệnh xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hay do môi trường bị ô nhiễm bởi bụi, khói, thuốc lá. Viêm amiđan hay gặp hơn ở trẻ có sức đề kháng kém hoặc có ổ viêm nhiễm ở họng như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang. Nếu được điều trị thích hợp, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 1 tuần. Nhiều trường hợp viêm amiđan do vi trùng không được chữa trị đúng đã gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim.
Triệu chứng : Khi bị viêm amiđan, trẻ có triệu chứng đột ngột sốt cao, mệt mỏi, đau họng khi nuốt, hơi thở hôi. Hạch cổ thường sưng đau. Do bị đau họng nên trẻ chán ăn. Nếu viêm nhiễm lan xuống dưới, trẻ sẽ ho đờm. Khi trẻ há to miệng sẽ thấy 2 amiđan sưng to, đỏ, có chấm mủ trắng.
Cách phòng ngừa và chữa trị : khi bị viêm amiđan, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế. Cách chăm sóc tại nhà là giữ ấm, hướng dẫn trẻ súc họng bằng nước muối loãng. Dùng thuốc hạ sốt đến khi trẻ hết sốt. Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Giữ cho trẻ không bị lạnh đột ngột, tránh tiếp xúc khói bụi, khói thuốc lá, không khí lạnh; khuyến khích trẻ tập thể dục, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cơ thể; điều trị sớm các bệnh vùng mũi họng như sâu răng, viêm họng, viêm xoang.
Đối với chứng hen - xuyển :
Triệu chứng : khó thở hoặc khi trẻ kêu mệt, đột ngột ho nhiều, thở khò khè, thở rít, thở ngắn hơi, cổ co rút lại. Một số trẻ chỉ ho khan về đêm, ngủ không ngon giấc. Nếu không chữa trị hoặc điều trị không đúng mức, cơn khó thở nặng lên làm trẻ tím tái, suy hô hấp hoặc tái phát nhiều lần. Đã có những trường hợp tử vong trước khi đến bệnh viện do không biết xử trí tại nhà. Có trẻ phải ở lại lớp mấy năm liền do thường xuyên nghỉ học.
Cách phòng ngừa : Thay, giặt khăn trải giường, áo gối hàng tuần để tránh nấm mốc bụi nhà; tránh các thức ăn gây dị ứng cho trẻ như trứng, đồ biển; tránh cho trẻ hít phải bụi, khói thuốc, khói nhang, mùi thơm nước hoa; không nuôi mèo, chó, chim trong nhà; chữa trị tốt những bệnh viêm nhiễm hô hấp trên.
Vẹo cột sống :
Trẻ ở độ tuổi đi học đã phát triển khá hoàn chỉnh về thể chất và vận động; nhưng dây chằng cột sống ở giai đoạn này chưa ổn định, còn lỏng lẻo dễ gây biến dạng theo tư thế. Tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch nghiêng một bên là nguyên nhân hàng đầu gây vẹo cột sống ở trẻ đi học. Một nguyên nhân nữa là bàn ghế trong lớp không đúng kích thước, độ chênh lệch giữa bàn và ghế quá lớn khiến trẻ phải cúi khom một thời gian dài, gây gù lưng. Việc xách cặp sách quá nặng lúc đi học cũng ảnh hưởng nhiều, gây đau vai, vẹo cột sống. Bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm. Việc bị vẹo cột sống từ lứa tuổi nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, về lâu dài có các dấu hiệu hay đau lưng, tay hay vai lệch một bên, bước đi khập khiễng và dễ bị bệnh thoái hóa cột sống. Một số kết quả nghiên cứu trong nước đã công bố cho thấy 100% trẻ em đi học có tình trạng vẹo cột sống nhẹ trong đó tỷ lệ bệnh vẹo cột sống rõ ở học sinh tiểu học là 30,8%.
Cận thị
Theo thống kê tỷ lệ cận thị ở trẻ em có nơi lên đến trên 80%. Tật cận thị ở học sinh xuất hiện do cúi gần bàn, đọc sách không đủ ánh sáng. Bệnh thường được phát hiện muộn khi trẻ đọc sai chữ hoặc ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu sớm để đưa trẻ đi khám bệnh: Trẻ hay than mệt mắt, nhức mắt, nhức đầu; đọc sách báo quá gần hoặc nheo mắt khi xem sách báo; hay nghiêng, quay đầu để nhìn cho rõ; hay cảm thấy chói mắt, sợ ánh sáng hay chảy nước mắt.
Trên đây là một số căn bệnh thường hay xãy đối với trẻ em khi bước chân vào giảng đường. Với những thông tin này tuy không nhiều nhưng hy vọng là quý phụ huynh đừng nên xem thường nó, đừng để những căn bệnh này gây cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ.
MAI TRANG

Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục

Bơi lội rất có ích cho cột sống của trẻ.
Đây là chứng bệnh khá phổ biến, có thể đeo đẳng suốt cả đời người. Nếu nhẹ, nó sẽ khiến ngoại hình mất cân đối, kém thẩm mỹ, hạn chế phần nào khả năng lao động. Trong trường hợp nặng, lồng ngực bệnh nhân sẽ bị lép do xương sườn xẹp, dung tích phổi giảm gây hạn chế sức thở và giảm tuổi thọ.
Các thể gù vẹo thường gặp:
- Không biết nguyên nhân: Chiếm khoảng 70% số bệnh nhân.
- Bẩm sinh: Hình X-quang cho thấy thừa hay thiếu nửa đốt sống (khoảng 15%).
- Một khối cơ tương ứng bị liệt làm cột sống mất đối xứng, mất thăng bằng (khoảng 10%).
- Xương chậu bị mất thăng bằng, hai chân không dài bằng nhau, khiến cột sống bị cong (khoảng 5%).


Bằng mắt thường, các bậc cha mẹ có thể phát hiện được sự khác thường ở cột sống của con mình (nhìn từ phía sau lưng):
- Cột sống cong, nhẹ thì bị một chỗ, nặng 2-3 chỗ; có thể cong ở ngực, ở thắt lưng hoặc cả hai.
- Vai mất thăng bằng, mất đối xứng.
Nếu nghi ngờ, nên cho cháu bé đứng, gối thẳng không gấp, cúi gập người, trường hợp bị bệnh thì nơi gù nhô lên rất rõ (khi đứng thẳng thì khó nhận thấy hơn). Những gia đình có ông bà hay cha mẹ mắc bệnh này càng cần chú ý, vì có đến 1/3 tổng số bệnh nhân cong vẹo cột sống có nguyên nhân di truyền.
Nên chú ý là các cung cong có từ bao giờ, có nặng dần lên không, có bệnh gì khác làm một nhóm cơ nào bị yếu không, khung chậu hông có thăng bằng không, hai chân có so le không.
Nếu cột sống cong vẹo, trên da lại có nhiều vết nâu đỏ rải rác; ngón tay quắp, mô tay teo... thì đó là triệu chứng của một bệnh khác. Dù có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cũng nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có thầy thuốc chuyên khoa về chỉnh hình. Hồ sơ bệnh án, phim X-quang của trẻ cần được lưu trữ cẩn thận để có thể theo dõi sự tiến triển bệnh một cách liên tục. Ở các cháu bé bị vẹo cột sống trong thời gian 3-7 tuổi, bệnh sẽ phát triển rất nặng; rất cần được theo dõi liên tục và định kỳ thăm khám.
Ở các nước có nền y học phát triển, việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện từ ở lứa tuổi nhỏ (3-7 tuổi). Trẻ được khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội), ngồi học với bàn ghế ngay ngắn, tư thế chuẩn. Với trẻ đã mắc bệnh, có thể dùng phương pháp kéo liên tục để giúp cho các cuộc mổ được thuận lợi hơn. Việc dùng áo chỉnh hình cũng đem lại hiệu quả tốt với điều kiện:
- Trẻ chấp nhận mang áo để điều trị.
- Gia đình hiểu biết, quan tâm thường xuyên đến trẻ để điều chỉnh áo liên tục và định kỳ.
- Có bác sĩ chuyên khoa chỉ định đúng, có kỹ thuật viên làm áo chuẩn và chuyên viên phục hồi chức năng hướng dẫn trẻ cách luyện tập, sử dụng áo.
Trong trường hợp chứng gù vẹo ngày càng nặng (đặc biệt là vào tuổi dậy thì: gái 13 tuổi, trai 14-15 tuổi), phương pháp nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho phẫu thuật. Khi qua tuổi dậy thì, xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật sẽ rất nặng nề và phức tạp.
GS Dương Đức Bính, Sức Khỏe & Đời Sống

Nắn thẳng một ca vẹo cột sống nặng

Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) vừa công bố đã điều trị thành công một trường hợp vẹo cột sống rất nặng. Sau ca phẫu thuật chỉnh hỉnh, cột sống của bệnh nhân từ chỗ cong 72 độ đã gần như trở lại bình thường.
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Thị Phương A, 14 tuổi, quê ở Như Xuân, Thanh Hóa. Bác sĩ Nguyễn Văn Thạch, Phó giám đốc bệnh viện, người trực tiếp thực hiện ca mổ trên, cho biết, cháu A được phát hiện vẹo cột sống từ nhỏ. Tuy nhiên, do không được theo dõi và điều trị thường xuyên nên đến trước khi phẫu thuật, cháu đã có các biểu hiện biến chứng. Cột sống biến dạng làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chức năng của nhiều cơ quan nội tạng, chẳng hạn như đau ngực, thông khí phổi hạn chế, phổi bên trái bị xẹp... Góc vẹo đo được trước mổ là 72 độ.


Sau phẫu thuật chỉnh hình, lưng cháu Phương A đã thẳng lại.
Trong 8 giờ, các bác sĩ đã thực hiện 2 đường mổ: đường mở ngực để làm cột sống mềm mại hơn và đường phía sau để nắn chỉnh cột sống, ghép xương. Sau phẫu thuật, góc vẹo còn 22 độ, tỷ lệ nắn chỉnh đạt 70%. Theo bác sĩ Thạch, với tình trạng vẹo nặng như cháu Phương A, đây là tỷ lệ mà bất cứ một phẫu thuật viên chỉnh hình nào cũng mơ ước. Hiện nay, qua 2 tuần theo dõi, sức khỏe của cháu đã ổn định, các bác sĩ kết luận ca mổ khó này đã thành công.
Bác sĩ Thạch cũng khuyến cáo, chứng vẹo cột sống cần được phát hiện sớm vì thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết qủa điều trị. Khi góc vẹo còn nhỏ, bệnh nhân có thể dùng áo chỉnh hình và theo dõi sát. Nhưng khi góc vẹo lớn hơn 40 độ thì phải được phẫu thuật chỉnh hình.
H.H.

ĐAU Cổ

Peter Curtis
NGUYÊN NHÂN ĐAU Cổ
Đau và hạn chế cử động là hai triệu chứng quan trọng của các bệnh ở cổ. Đau có thể chỉ ở cổ hay lan ra vai và xuống cánh tay. Nguyên nhân thường có nhất, thấy ở mọi lứa tuổi, là hội chứng cơ mạc, một tình trạng co thắt cơ tại chỗ. Viêm thoái khớp các đốt sổng cổ là một nguyên nhân thường có khác của chứng đau cổ đặc biệt là ở những bệnh nhân có tuổi và được gọi là chứng viêm gai sống cổ.
Chấn thương, đặc biệt là các tai nạn xe cộ, có thể gây sải cổ hay chấn thương khác ở cổ. Những nghề nghiệp tĩnh tại (chẳng hạn như công việc bàn giấy hay lái xe cơ giới) thường cũng gây đau tuy nhiên nguyên nhân chính xác về giải phẫu của chứng đau nhiều khi không chắc chắn.


Đánh giá
Phấn lớn chứng đau cổ cấp tính gây ra bởi những vấn đề cấu trúc, chẳng hạn hội chứng cơ mạc, co thắt cơ và bong dây chằng do chấn thương. Chẩn đoán những tình trạng chung này là lâm sàng, hoàn toàn dựa trên tiền sử và khám xét thực thể. Chứng đau cổ bán cấp hay mạn tính phần lớn cũng thường là vấn đề cấu trúc, với chứng viêm xương-khớp có lẽ tZng lên khi tuổi tác tZng. Các chấn động và những vấn đề cơ sinh học (biomechanics) (chằng hạn, tư thế lúc làm việc hay nằm trên giường) thường là những yếu tố quan trọng góp phần vào chứng đau cổ cả cấp tính lẫn mạn tính, nên cần phải tìm ra chúng.
Những tình trạng ít thấy hơn nhưng nghiêm trọng cũng cân phải xem xét khi tiến hành chẩn đoán phân biệt. Những nguyên nhân của đau cổ được liệt kê ở bảng 41.1.
Bảng 41-1 Những nguyên nhân của chứng đau cổ
Nguyên nhân cấu trúc
Nguyên nhân không phải cáu trúc
Nguyên nhân khác
Hội chứng cơ mạc (+ +)
Bất đối xứng mặt khớp
Viêm xương khớp (+)
Co thắt cơ (+ +)
Gẫy xương
Lồi đĩa sống
Hội chứng chèn ép thoát ra
Viêm cứng khớp đốt sống
Viêm khớp dạng thấp
Nhiễm trùng xương
Tân sản-di cZn nguyên phát
Viêm hạch bạch huyết
(Stress) (+ +)
Nghề nghiệp (+ +)
(+) Nguyên nhân thường có của chứng đau cổ; (+ +) Nguyên nhân rất thường có của chứng đau cổ
Khi hỏi về tiền sử những mục sau đây cần được ghi chép lại: nghề nghiệp của bệnh nhân, thói quen tư thế hàng ngày nhưng stress lúc làm việc và ở nhà, khởi phát đau (đột ngột hay từ từ) điểm đau chính (cánh tay, vai, lưng) và tính chất của đau (chói, âm ỉ, hay nhức nhối).
Chấn thương, sái cổ, hay hoạt động bất thường dai dẳng (chẳng hạn sửa lại nhà) thường gây ra chứng đau cổ cấp với hạn chế cử động, nếu nghỉ thì đau sẽ đỡ. Đau ở cực dưới xương bả vai và mặt sau vai, lan lên cổ, thường do hội chứng cơ mạc gây ra, liên quan với các stress hay tư thế xấu. Chứng đau nhức nhối dai dẳng hay đau nhói lan vào vùng xương chẩm hay lan xuống cánh tay gợi ra có sự chèn ép rễ thần kinh. Đau xảy ra từ từ, nếu nghỉ thì đỡ là rất đáng lo, nó có thể do nhiễm trùng hay ung thư ở đốt sống.
Khi bạn tiến hành khám thực thể, hãy tập trung chú ý đến cổ, xương chẩm và cánh tay. Thử một loạt các vận động cổ: cúi, ngửa, quay và nghiêng về một bên để xác định mức hạn chế và những động tác gây đau. ấn đỉnh đầu bệnh nhân một cách nhẹ nhàng rồi chuyển dần xuống vai; đau tZng lên khi bỏ cánh tay xuống gợi cho ta chèn ép rễ thần kinh. Rồi sờ mồm một cách kỹ càng phía trước và phía sau cổ, kiểm tra xem có viêm hạch bạch huyết co thắt cơ và đặc biệt là các vùng cơ hay xương đau nhức các điểm khởi phát" ). Sờ nắn vùng của mỗi mặt khớp cổ, chừng 2,5cm mặt bên tới ụ gai sống cổ. Tính nhạy cảm đau ở mặt khớp gợi ý sự ác tính một nguyên nhân thường của chứng đau cổ cấp tính.
Tiếp đến là khám hai cánh tay để tìm những tổn thương thần kinh, sẽ tìm thấy thương tích một hay nhiều rễ thần kinh cổ. Kiểm tra sức mạnh của các nhóm cơ quan trọng và cảm giác trong mỗi vùng da quy chiếu. Thử phản xạ cơ nhị đầu (C5 và C6) và cơ tam đầu (C7). Nhiều bệnh nhân có chứng đau chủ quan hay dị cảm (peresthesia) ở những chỗ phân bố rễ thần kinh, nhưng hiếm có những biểu hiện khách quan về thần kinh. Những triệu chứng thần kinh chủ quan khi khám xét bình thường phản ánh chứng đau lan từ những mô mềm bị tổn thương như dây chằng, bao khớp hay cơ. Chứng đau rễ thần kinh thực sự, mặt khác, lại được khẳng định về lâm sàng bằng những tổn thương thần kinh đặc biệt chẳng hạn như yếu cơ, teo cơ, phản xạ gân giảm, mất cảm giác (như trình bầy trong bảng 41-2). Những điều tìm thấy như vậy gợi ra bệnh của đĩa sống nhưng cũng có thể xẩy ra một cách tạm thời trong các bong gân nặng.
Hãn hữu, sự chèn ép dây sống trung ương ảnh hưởng đường dẫn truyền xuống, gây ra những triệu chứng tế bào thần kinh vận động ở phía trên. Trong trường hợp này, sẽ có sự co cứng và trương lực cơ tZng, không mềm nhão và phản xạ gân sâu tZng hơn là giảm.
Bảng 41-2 Những biểu hiện thần kinh liên quan tới các tổn thương rễ thần kinh cổ
Rễ thần kinh
Yếu vận động
Mất cảm giác
C4
Các cơ dạng vai
Vai
C5
Các cơ gập khuỷu tay giảm phản xạ cơ nhị đầu/ cánh tay quay
Mặt bên cánh tay
C6
Các cơ duỗi cổ tay
Ngón cái/ngón trỏ
C7
Các cơ duỗi khuỷu tay
Ngón tay giữa đeo nhẫn
C8
Các cơ nội tại của bàn tay
Ngón út
T1
Các cơ gấp ngón tay
Cánh tay giữa
Một trạng thái bất thường khác mà quan trọng là hội chứng thoát lồng ngực. Điều này bao hàm sự chèn ép bó mạch thần kinh (đám rối cánh tay, mạch máu dưới đòn) khi đi qua một khe hẹp giữa xương đòn và xương sườn thứ nhất. Triệu chứng bao gồm đau và tê dại dọc xuống cánh tay và yếu đi. Hội chứng diễn ra chủ yếu ở phụ nữ 20 đến 30 tuổi. Triệu chứng thường có thể tái hiện bằng những thao tác lâm sàng đơn giản:
a- Bệnh nhân ngồi thẳng đứng, đẩy vai về phía sau và tay để trên đùi; hay
b- Bệnh nhân ngồi thẳng đứng, dạng cánh tay 180? và quay ra bên ngoài.
Trong khi làm hai thao tác trên, theo dõi mạch quay và đặt ống nghe vào vùng trên đòn. Kết quả dương tính sẽ là mạch yếu đi hay mất hẳn và nghe thấy một tiếng thổi ở vùng xương đòn.
Làm xét nghiệm chỉ được chỉ định khi trong tiền sử gợi ra có bệnh xương hay hệ thống (chẳng hạn sốt hay các triệu chứng trong các cơ quan khác). Những triệu chứng này, hoặc chứng đau dai dẳng và bất lực quá ba tuần lễ ở bệnh nhân trên 40 tuổi, cần cho làm ngay tốc độ máu lắng đếm hồng bạch cầu, X-quang và có thể calci máu.
Kết quả X-quang thường không đặc hiệu. Vào tuổi 50, một nửa số bệnh nhân có các biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ, và ở tuổi 65 là 80%, nhưng những điều tìm thấy này thường không có triệu chứng. Như vậy, những thay đổi về xương khớp tìm thấy trên phim X-quang không có nghĩa rằng đó là nguyên nhân của chứng đau cổ của bệnh nhân. Mặt khác, phim X-quang lại rất có ích trong việc tìm kiếm di cZn ở xương, bệnh Paget, u tủy hay viêm đốt sống cứng khớp.
CT scan và MRI trở nên công cụ có giá trị hơn nhiều để chẩn đoán chèn ép rễ thần kinh, bệnh của đĩa sống và bệnh lý khác ở cổ, nhưng đắt tiền.
Nếu nghi bệnh thần kinh kẹt (chẳng hạn hội chứng ống cổ tay) thì các nghiên cứu về điện cơ đồ (EMG) và thực trạng thần kinh sẽ có thể thấy là không bình thường và có thể sẽ giúp xác định được các hội chứng chèn ép thần kinh.
Nhữn vấn đề trong xử trí
Đa số những nguyên nhân đau cổ cấp tính hay mạn tính đều có thể xử trí bằng các biện pháp đơn giản chẳng hạn chườm đá hay nóng, thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, hay các phương pháp chữa chạy đặc hiệu hơn được liệt kê ở dưới. Nếu thấy sự suy giảm về thần kinh cứ dai dẳng hoặc tZng dần, bệnh hệ thống, hoặc xương bị huỷ hoại, khi khám cho bệnh nhân cán phải hội chẩn với chuyên khoa thần kinh, chỉnh hình hay phẫu thuật thần kinh.
Có một số phương thức điều trị được dùng để xử trí chứng đau cổ. Vì tình trạng thường có nhất gây ra đau là viêm xương - khớp của đốt sống cổ, co thắt cơ, chấn thương nhỏ, kết quả sẽ tốt nếu việc điều trị nhằm thẳng vào việc động viên và hỗ trợ bệnh nhân, làm dịu đau, làm giảm stress cơ học và làm dịu co thắt cơ Những nghiên cứu lâm sàng không khẳng định lợi ích cho một phương thức điều trị này là hơn phương thức khác. Do đó, bạn nên thử nhiều cách khác nhau, dựa trên mức nặng nhẹ và tính trường diễn của chứng đau, sự ưa thích của bệnh nhân, và phí tổn điều trị. Những kiến nghị về xử trí những vấn đề thông thường về cổ dược trình bày ở bảng 41-3.
Bảng 41.3 Xử trí những vấn đề ở cổ thường có
Những biện pháp về thể chất
Dùng thuốc
Viêm xương khớp
Dùng nhiệt, tập luyện
Aspirin, thuốc chống viêm không phải steroid
Co thắt cơ
Các kỹ thuật làm thư dãn, xoa bóp, dùng nhiệt, xử trí chấn động
Aspirin, acetaminophen, thuốc giãn cơ
Bong gân chấn thương
Nghỉ, đắp lạnh, vòng đai cổ
Aspirin, acetaminophen
Các hội chứng cơ mạc
Xoa bóp sâu, tiêm chữa trị, các kỹ thuật thư giãn
Các thuốc giãn cơ
Mất đối xứng mặt khớp
Nghỉ, kéo nhẹ nhàng, nắn bóp cột sống
Aspirin, acetaminophen, thuốc chống viêm không phải steroid
Xử trí hỗ trợ như nóng ẩm giúp làm giãn nở. Có thể làm nóng bằng tắm nước ấm (15-20 phút), dùng miếng đệm nóng, hoặc túi nước.
Chiếc bao cổ mềm, được đặt sao cho ít đau nhất cho phép các cơ của cổ dãn ra do có chống đỡ ở đầu Những bao cổ này làm dịu cZng quá mức ở các cơ cổ và hạn chế cử động gấp, duỗi (xem hình 41-1).
Hình 41.1 Tư thế để đặt khZn quàng cổ mềm
Đối với bệnh nhân có chứng đau cổ mạn tính và nặng, một cái bao cổ bằng plastic đúc khuôn có thể cần trong vài tháng.
Để làm dịu đau và viêm, cần dùng một số thuốc. Aspirin hay Acctaminophen thường đủ để làm dịu đau. Đối với chứng đau nặng, đặc biệt là về ban đêm, cần cho thuốc ngủ như codein. Bất kì một thuốc chống viêm không phải steroid nào cũng có thể dùng thử và trong một số trường hợp có thể có hiệu quả.
Những thuốc làm giãn cơ có thể có lợi ích ngoài hiệu lực an thần, đặc biệt là khi có sự co thắt cơ cấp tính, nhưng chúng cũng có những tác dụng phụ. Bệnh nhân cần rất thận trọng khi lái xe.
Khi điều trị một cơn đau cổ cấp tính kéo dài hay mạn tính thì kéo cổ từng đợt thường có ích. Điều này có thể được thực hiện ở khoa vật lý trị liệu hay bằng cách tiết kiệm hơn dùng một bộ kéo ở nhà mua tại hiệu thuốc địa phương (Hình 41-2). Lực kéo ít nhất phải tương đương với trọng lượng của đầu (khoảng 3kg) và thường ở khoảng 3 đến 7 kg.
Hình 41.2. Bộ đồ kéo ở nhà
ở một số bệnh nhân, kéo sẽ làm cho đau thêm và nên ngừng lại sau khi làm thử một chút. Kéo liên tục ít có chỉ định nhưng lại dành cho vài bệnh nhân bị đau khó trị. Việc này phải làm tại bệnh viện, và chỉ trong một thời gian 3-4 ngày.
Vận động và tác động cột sống ngày càng được sử dụng để điều trị chứng đau cổ mạn tính và đề phòng các triệu chứng tái phát. Vận động bao hàm sự cử động thận trọng và nhẹ nhàng của cổ thông qua giải chuyển động sinh lý, thường dùng cách kéo nhẹ nhàng bằng tay. Tác động sẽ chuyển một khớp đặc biệt về phạm vi giải phẫu của nó với động tác cuối cùng là ấn ngắn, tốc độ cao. Nó được thực hiện bởi Hình 41.2. Bộ đồ kéo ở nhà nhiều loại người cung cấp dịch vụ y tế với những người chuyên nẵn xương và những người chuyên nắn bóp cột sống thường hay được đào tạo để làm thủ thuật.
Mặc dầu hiệu quả của nó ít được ủng hộ bởi các nghiên cứu đối chứng, bệnh nhân vẫn cho rằng việc tác động làm dịu đau và co thắt. Những triệu chứng thần kinh đi theo sau tác động hiếm gặp nhưng có thể ảnh hưởng đến người có tuổi, đặc biệt như là một hậu quả của thương tích tới động mạch nền đốt sống.
Những thao tác kéo thẳng và tZng cường cũng có ích lợi, đặc biệt là trong giai đoạn hồi phục muộn. Để tránh tái phát, sự tập luyện sẽ cần được đưa vào đa số các chương trình phục hồi chức nZng cổ.
Tiêm tại chỗ chất xylocaine và /hay steroids cũng hay được dùng để điều trị chứng đau cổ cấp tính, đặc biệt nếu một "điểm nổ " có thể xác định được. Phương thức chỉ được tiến hành dưới mức đĩa sống cổ thứ ba để tránh động mạch nền đốt sống khi nó lên tới xương chẩm.
Hình 41.3. Tập luyện cổ. 1. Để thư giãn : Nhún vai lên. 2. Ngửa đầu ra sau, càng xa càng tốt, làm sao bạn có thể thấy trần nhà thẳng trên đầu. 3. Cúi cằm xuống ngực. 4. Quay đầu sang phải, cố gắng để cằm vào vai phải. 5. Đặt tai trái xuống vai trái. 6. Đặt tay trái vào phía trái đầu. Đẩy đầu ngược chiều gốc bàn tay đê không cho đầu chuyển động. Giữ im.
Để thực hiện phương thức này, tư thế bệnh nhân nằm sấp úp mặt xuống, cổ gập. Dùng 1 đến 2 ml xylocaine 1% , cộng với 1 ml dịch treo tinh thể steroid (25-40mg), hoặc chỉ dùng xylocaine đơn thuần. Chọc một kim dài (3cm) vào mặt bên, 2,5cm cách ụ gai (giữa đoạn) và đẩy xuống qua giây chằng sau để đi vào vùng khớp. Rồi, hỗn hợp đó được tiêm vào một số điểm xung quanh khớp.
Một số ít bệnh nhân không hết đau hoặc những tổn hại thần kinh tiến triển có thể xem xét để phẫu thuật. Việc này thường chỉ được cân nhắc sau khi xử trí bằng nội khoa không có kết quả.
Chứng trật cổ (Whiplash injuries)
Chứng trật cổ là thương tích gấp-duỗi ở cổ thường diễn ra trong các tai nạn giao thông. Các cấu trúc trước cổ (các cơ, thanh quản, thực quản, khớp thái dương, quai hàm, các giây chằng) bị kéo dài ra và đôi khi bị xé rách. Trong những trường hợp nhẹ và trung bình mấy giờ sau nạn nhân mới có thể nhận biết được tổn thương, nghĩa là chỉ khi các cơ bắt đầu đau hay xuất hiện méo mó ở cổ. Trong các trường hợp như vậy, quan trọng là phải tiến hành khám thần kinh kỹ lưỡng và chụp X-quang sống cổ một cách thích hợp để tìm gẫy xương hoặc trật cột sống. Tổ chức lỏng lẻo phồng lên trước các đốt sống cổ, khoảng không khí giữa xương và họng tZng lên, là một triệu chứng để chẩn đoán chứng trật cổ trên phim điện quang của bệnh nhân vẫn còn cấu trúc xương nguyên vẹn.
Điều trị gồm nghỉ ngơi (dùng khZn quấn cổ mềm), thuốc giảm đau, điều trị tại chỗ bằng lạnh hay nóng. Tiêm thuốc tê tại chỗ vào các "điểm khởi phát" có thể có ích. Nếu các triệu chứng dai dẳng trong quá 4 tuần lễ, thì sự kéo cổ nhẹ nhàng (3 đến 7 kg) có thể giúp làm dịu đau. Nếu dấu hiệu và triệu chứng rễ thần kinh xuất hiện, chụp X-quang giây cột sống sẽ được chỉ định để loại trừ dập nát đĩa sống cổ ở giai đoạn này, nếu có sự tranh chấp, bệnh cảnh lâm sàng thường trở nên lẫn lộn bởi vấn đề bù trừ.
Những trường hợp trật cổ nặng nên đưa vào bệnh viện để đánh giá và hỏi ý kiến chuyên gia thần kinh, phẫu thuật viên thần kinh, vì có nguy hiểm của tổn hại thần kinh.
Các hội chứng đau cổ mạn tính
Một số bệnh nhân phát triển hội chứng đau cổ mạn tính, nó không thích ứng với các phương thức điều trị thường dùng. Các chứng này thường gắn với các chấn động môi trường, các chứng bệnh do xúc động, hay rối loạn cá tính và rất khó xử trí. Chúng đòi hỏi phải lựa chọn các phương pháp làm dịu đau chẳng hạn kích thích thần kinh qua da, phản hồi sinh học, thôi miên, hoặc hỏi ý kiến nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần học hay các khoa điều trị đau.

Vẹo cột sống: Chớ xem thường nguy cơ gù lưng!

(VietNamNet) - "Gù" sẽ không còn là từ gây ám ảnh với người bệnh vẹo cột sống, nếu họ được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Nỗi mặc cảm mang tên "Gù"
Nguyễn Đức Thanh T. sau mổ: Tên "T. gù" sẽ mãi là quá khứ!
Em Nguyễn Đức Thanh T., 17 tuổi, ngụ ở ấp 3 xã Tắc Vân, thị trấn Cà Mau, bị vẹo cột sống tới 93 độ. Em vừa được tiến hành nắn chỉnh cột sống tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (CTCH) bằng kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay. Sau phẫu thuật, em đã cao thêm 11cm, vóc dáng đã trở lại tương đối bình thường.


Thông thường, độ vẹo cột sống khoảng 40 độ đã cần điều trị phẫu thuật. Trên 60 độ được xem như độ vẹo nặng đáng kể. Trong cuốn album hình theo dõi bệnh nhân vẹo cột sống của PGS TS BS Võ Văn Thành, trưởng Khoa Cột sống A thì trường hợp của T. đã được xếp trong nhóm rất nặng. Thế nhưng vẫn có những trường hợp còn nặng hơn: Phần trên cơ thể của họ, nói không quá, uốn cong như hình chữ S. Theo PGS Võ Văn Thành, những trường hợp này là rất nguy hiểm vì các cơ quan nội tạng như tim, phổi của bệnh nhân bị chèn ép, gây suy hô hấp mạn tính và các biến chứng tim, phổi mạn tính, cũng như ảnh hưởng lên các cơ quan khác của cơ thể. Bệnh nhân khó sống qua tuổi 30.
Ngày 11/8, tại Khoa Cột sống A có bốn bệnh nhân nữ, tuổi từ 9-18 đang nằm chờ phẫu thuật. Trong đó, em Lưu Thị V., 12 tuổi, ngụ tại Bình Phước, bị gù vẹo thuộc hàng "top". Em bị biến dạng lồng ngực và phải mang khối u ở trước (148 độ) và sau (135 độ). Mẹ em cho biết: Từ khi bệnh phát triển, V. ăn rất ít và mau xuống ký. Em luôn kêu mệt và khó thở, thỉnh thoảng đau ở phía sau. Hiện tại, V. đang được các BS cho kéo tạ đầu trước khi mổ.
Vẹo cột sống không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động nặng nề đến tâm lý và tương lai của bệnh nhân. Thanh T. cho biết: Trước kia, em rất mặc cảm vì có một cơ thể méo vẹo, một bên bả vai gù lên, còn một bên thì lép xẹp. Giờ thể dục, T. "bị" các thầy cô "ưu ái" cho học những môn dành cho nữ. Ngoài ra, còn phải nghe những lời chọc ghẹo ác ý...
Còn V., nằm buồn xo trên giường bệnh, nói với cái giọng của một bà lão 80 tuổi: "Thấy chán đời vì tướng mình không thẳng như các bạn khác". Riêng X.H., 12 tuổi, ở Gia Lai, học sinh trường THCS Tơ Tung bị bạn bè chế giễu, bao nhiêu lần về khóc lóc với mẹ và nằng nặc đòi nghỉ học.Với Nguyễn Vân A., một bệnh nhân 27 tuổi đến từ một tỉnh miền Trung, cái lưng gù ngày càng nặng đã chấm dứt giấc mơ làm diễn viên múa của cô. Không những thế, nó chấm dứt luôn giấc mơ thời con gái có một chàng hoàng tử đến rước đi...
Càng nặng, càng tốn tiền
Theo PGS Võ Văn Thành, tùy mức độ vẹo cột sống mà tiến hành mổ một hoặc hai lần. Sau khi mổ, bệnh nhân phải tránh vận động mạnh như chơi thể thao trong vòng một năm. Bệnh nhân được các bác sĩ theo dõi trong một thời gian dài. Trong ba tháng đầu, bệnh nhân phải được tái khám hàng tháng, sau đó tái khám ba tháng, sáu tháng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Sau hai năm, có thể tháo dụng cụ ra khỏi cơ thể.
Có thể phát hiện vẹo cột sống bằng mắt thường, qua theo dõi sự khác thường từ phía sau: cột sống cong, vai không đối xứng. Hoặc có thể cho trẻ cúi gập người, nếu bị vẹo, sẽ dễ thấy một bên vai và lồng ngực gù lên.
Tốt nhất, nên đưa trẻ đến BS chuyên khoa để khám nếu có nghi ngờ.
Theo PGS Võ Văn Thành, hiện những trường hợp nặng từ 40 độ trở lên sẽ được phẫu thuật bằng kỹ thuật khoan cột sống lối sau để bắt ốc chân cung hình phễu với các thanh nối dọc để nắn chỉnh và cố định cột sống. Đây là kỹ thuật mới nhất hiện nay, được Bệnh viện áp dụng cách đây hai năm. Trên thế giới, một số nước đã thực hiện như Hàn Quốc (1995), Mỹ (2000).
Từ tháng 4/2002 đến nay, Khoa Cột sống A đã phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống nặng cho hơn 25 trường hợp, đến từ mọi miền đất nước như Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Rạch Giá, Cà Mau... bằng kỹ thuật mới này. Bệnh nhân giảm độ vẹo đáng kể và có một cuộc sống bình thường hơn. Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, phương pháp này có thể duy trì độ nắn chỉnh tốt, cấu hình dụng cụ bền vững, thời gian mổ ngắn hơn, ít tốn máu so với các phương pháp khác như dùng bảng móc vào xương sống.
Cái giá để có những kết quả trên? Chỉ tính riêng tiền dụng cụ, bệnh nhân phải trả từ 40-60 triệu đồng.
Đến nay, 70% bệnh nhân mổ tại BV đã được Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM, Hội Doanh nghiệp Nhật Bản... hỗ trợ tiền dụng cụ vì gia đình bệnh nhân quá khó khăn. (Sau giờ mổ, BS Thành vẫn phải lụi hụi làm công văn xin tài trợ bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.)
Tuy vậy, gia đình bệnh nhân vẫn phải lo các chi phí khác như tiền viện phí, tiền sinh hoạt. Người nhà của một bệnh nhân chung phòng với em V. cho biết chị phải bán luôn con bò, mua từ vốn cho vay của Quỹ Xóa đói, giảm nghèo để đưa con vào viện. Còn mẹ của em V. thì dù phải bán hết bò, hết ruộng cũng không đủ chạy tiền viện phí cho con. Chị đang tính đến phương án bán luôn căn nhà rách nát, dù người mua cố tình ép giá. "Thấy con bệnh nặng thì mình phải lo, chứ bán nhà rồi cũng chẳng biết ở đâu!" - chị sụt sịt tâm sự trong nước mắt.
Cần quan tâm và can thiệp kịp thời
Qua tìm hiểu, những trường hợp được mổ tại Khoa Cột sống A thường không được phát hiện sớm. Hoặc phát hiện sớm nhưng bác sĩ lại đánh giá độ vẹo sai hoặc điều trị không đúng. Như em V., gia đình phát hiện em bị vẹo lúc bốn tuổi nhưng một BS ở nơi em sinh sống cho rằng trường hợp của em chưa cần can thiệp. Khổ thay, đến nay tình trạng của V. đã là quá trầm trọng!
Theo PGS Võ Văn Thành, ở tuổi dậy thì, bệnh diễn tiến rất nhanh nên nếu phát hiện sớm, can thiệp kịp thời, sẽ làm giảm những tác hại về sau. Những bệnh nhân bị vẹo cột sống dưới 40 độ sẽ được theo dõi hoặc mang nẹp chỉnh hình. Với những bệnh nhân bị vẹo trên 40 độ, nếu mổ sớm thì nguy cơ càng thấp, sử dụng dụng cụ ít, giảm chi phí. Còn khi độ vẹo đã quá cao, việc phẫu thuật dĩ nhiên sẽ trở nên phức tạp và khó khăn.
Bị vẹo cột sống nặng, nếu không được mổ kịp thời, Lưu Thị V sẽ khó sống qua tuổi 30.
Các bệnh nhân phải mổ chỉnh hình thường mắc bệnh vẹo cột sống cấu trúc. Bệnh này có nhiều nguyên nhân như bẩm sinh (có tính di truyền), bệnh lý (sốt bại liệt, còi xương, dị tật...) và vô căn (không rõ nguyên nhân), trong đó trường hợp vô căn là thường gặp nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bỏ qua các trường hợp vẹo cột sống tư thế (do bàn ghế không đúng quy chuẩn, kiểu ngồi không đúng cách...) thường thấy ở các em học sinh. Bởi vì nếu không phát hiện, để bệnh phát triển nặng sẽ diễn biến nặng.
Những cảnh báo này rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, "vẹo cột sống còn là một bài toán khó về điều trị phẫu thuật lẫn những vấn đề về xã hội - kinh tế, không những đối với bản thân, gia đình bệnh nhân mà còn đối với công tác quản lý cộng đồng xã hội. Nhất là khi những người làm công tác y tế chưa được tập huấn chuyên môn đầy đủ và các con số thống kê chưa thực sự mang tính hệ thống và có ý nghĩa." - PGS Võ Văn Thành nói.
Hiện nay, cả nước chưa có một chiến lược tầm soát vẹo cột sống trong cộng đồng có hiệu quả, nhất là ở lứa tuổi đang đến trường. Ở TP.HCM, năm 2003, Bệnh viện CTCH đã điều tra tình hình vẹo cột sống của học sinh ở một số trường học tại quận Tân Bình. Kết quả điều tra cho thấy đã có đến hơn 1/2 trên tổng số 4.000 học sinh bị vẹo cột sống. Đó mới chỉ là điều tra ở một quận...
Trong khi đó, một điều tra khác của Trung tâm Sức khoẻ và Môi trường TP.HCM đối với học sinh phổ thông ở quy mô toàn thành phố thì tỷ lệ vẹo cột sống ở trẻ là 32%.
Điều lạ lùng là, theo báo cáo của các quận, huyện thì tỷ lệ học sinh bị vẹo cột sống chỉ có từ... 0,05-17%!
Như vậy, số liệu nào đúng: Số liệu do các cơ quan chuyên ngành công bố hay số liệu báo cáo từ các quận, huyện? BS Phạm Thị Nguyệt Ánh, một chuyên gia trong lĩnh vực này và hiện là phó Khoa Y tế Lao động Học đường (Trung tâm Sức khỏe Lao động và Môi trường TP.HCM) cười chua chát: ?Nhiều đơn vị y tế quận, huyện đã khám không đúng, hoặc không khám nhưng... ghi bừa!?.
? Vân Điển

Có thể bạn đã gặp: Bệnh cong vẹo cột sống

BS. Vũ Hướng Văn
Dị dạng cột sống thường có ngay từ khi mới sinh (bẩm sinh), hoặc từ khi còn thơ ấu do bệnh còi xương, hoặc do ngồi quá sớm, do sai lầm trong tư thế... Tuy vậy cũng có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân. Lúc khởi đầu của bệnh còn rất nhẹ, nên phải đến khi bước sang giai đoạn tăng trưởng nhanh và trưởng thành mới nhận thấy rõ rệt.
Cong vẹo cột sống có thể ít hay nhiều và từ đó dẫn tới các dị tật ở mức độ khác nhau, thông thường được phân làm 3 loại:


- Vẹo độ 1: Đứng thẳng có xoáy vặn cột sống nhưng hình thể vẹo không thấy rõ ràng. Khó phát hiện bằng mắt thường. Nói chung chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
- Vẹo độ 2: Đứng thẳng nhìn sau lưng cũng đã thấy được hình dáng cong vẹo cột sống, thấy được ụ lồi sườn do đốt sống bị xoáy vặn. Bắt đầu có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
- Vẹo độ 3: Nhìn thấy rõ tư thế lệch, cột sống bị cong ảnh hưởng rõ tới quá trình hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu, nếu là nữ thì trở ngại tới việc sinh con.
Các trường hợp nặng gây biến dạng của bắp thịt bị kéo căng và có hiện tượng đau, xương ngực có thể bị biến dạng, tim phổi xê dịch vị trí, do có phần cong vẹo và phần cong đối lại nên chiều dài của lưng bị ngắn lại, xương chậu cũng có thể bị quay lệch, các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể dịch vị trí.
Về điều trị
Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị sớm có tầm quan trọng đặc biệt nhằm ngăn chặn sự biến dạng cột sống dẫn tới biến dạng tư thế, biến dạng khung chậu, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng hô hấp và tuần hoàn. Với các biện pháp kỹ thuật điều trị thông thường như vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, chỉnh lại tư thế đứng ngồi trong sinh hoạt nhất là việc ngồi học của các em học sinh... thì tình trạng bệnh sẽ được ổn định.
Với người trưởng thành đã qua tuổi còn sức lớn, độ cong cột sống không còn mềm dẻo, đã có biến dạng nặng thì việc điều trị có khó khăn. Trong trường hợp này có thể phải phẫu thuật chỉnh hình nhờ vào một loại nẹp kim loại đặc biệt được đặt cố định vào cột sống trong thời gian dài để nắn chỉnh. Các bước phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ biến dạng của cột sống, nói chung là khá tốn kém cả về tiền bạc và thời gian.
Phòng ngừa bệnh
Cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ, chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin. Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng. Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học. Phải nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.
(http://health.vnn.vn)

Báo động bệnh trường học

Đa số trường học hiện nay dùng loại bàn ghế có kích thước cố định
Trong thời gian qua, cả nước đã có những chủ trương tích cực để tăng cường cơ sở vật chất và đầu tư cho các trường học. Thế nhưng, có một nghịch lý là khi điều kiện càng được cải thiện thì tỷ lệ học sinh mắc các bệnh học đường càng gia tăng. Vì sao?
30,8% học sinh bị biến dạng cột sống


Tình trạng học sinh (HS) bị cong vẹo cột sống đang ở mức báo động đỏ. PGS.TS Nguyễn Đức Thu - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục - Đào tạo) cùng các cộng sự đã tiến hành điều tra mẫu tại 6 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở huyện Sóc Sơn và quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Kết quả có tới 30,8% HS bị biến dạng cột sống, trong đó 13,5% bị cong vẹo theo dáng chữ C thuận, 7,6% bị cong vẹo chữ C ngược, 13% hình chữ S thuận, 1,1% chữ S ngược, 6% gù, 1,3% ưỡn. Đặc biệt, tỷ lệ HS bị gù tăng dần theo cấp học. Nếu như HS tiểu học ở nội thành có 2% bị gù, thì HS THCS tăng lên 4%, THPT là 6,2%. Tỷ lệ HS bị gù ở ngoại thành cao gấp 2 lần HS nội thành. Đáng lưu ý là tình trạng HS bị cong vẹo cột sống ở cấp tiểu học khá cao: 27,1%, HS ở cấp THCS chiếm 23,8%, THPT chiếm 23,6%. Số liệu điều tra cho thấy học sinh học càng nhiều thì tỷ lệ bị cong vẹo cột sống càng cao.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh cột sống chính là bàn ghế học sinh. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định: bàn ghế có kích thước không đúng, thiếu tiện nghi sẽ làm cho HS chóng mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự tập trung tư tưởng và ngồi lâu thì dẫn đến các bệnh cận thị, cong vẹo cột sống, gù lưng... Theo khảo sát của TS Lê Anh Dũng - tác giả của công trình nghiên cứu "Hệ thống bàn ghế tương hợp" đã được Nhà nước cấp bằng độc quyền về kiểu dáng công nghiệp và giải pháp hữu ích năm 2001 thì hiện nay ở hầu hết các trường học từ phổ thông đến đại học đềâu sử dụng loại bàn ghế có kích thước cố định. Những bộ bàn ghế này ở nước ta được thiết kế và chế tạo chưa dựa trên tiêu chuẩn nào mà chủ yếu chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc theo một mẫu nào đó sưu tầm được, do vậy nhiều học sinh phải ngồi học ở những bộ bàn ghế quá bất hợp lý với cơ thể mình.
Kết quả khảo sát ở 2 trường tiểu học Tân Mai (quận Hai Bà Trưng) và Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho thấy có rất nhiều học sinh phải ngồi bàn ghế không phù hợp với kích thước cơ thể. Ông Dũng cho biết, hiện Bộ Y tế đã có quy chuẩn về bàn ghế học tập. Tuy nhiên, trong cùng một lớp học, cùng một lứa tuổi nhưng HS có chiều cao khác nhau. Nếu trong cùng một lớp mà dùng loại bàn ghế có kích thước cố định như hiện nay thì một lớp cần tới 3 loại bàn ghế, cùng một cấp tiểu học cần 5 loại bàn ghế. Ví dụ tại Trường Tiểu học Tân Mai, lớp 1 và 2 cần sử dụng 4 loại bàn ghế khác nhau, lớp 3 và 4 cần sử dụng 4 loại bàn ghế khác nhau, lớp 5 cần sử dụng 5 loại bàn ghế khác nhau...
Như vậy, hiện nay ngay tại Hà Nội (và có lẽ là trên hầu hết các tỉnh thành cả nước), hệ thống bàn ghế của HS đều không đạt tiêu chuẩn vì mỗi lớp được trang bị 1 loại, mỗi cấp 1 loại và đều là bàn ghế không điều chỉnh được. Ông Dũng nói: "Không có bàn ghế đúng thì không thể dạy học sinh ngồi đúng, dẫn đến việc thích ngồi thế nào thì ngồi". Đó là chưa nói tới những địa phương chưa đủ điều kiện vật chất.
Tuy nhiên, trang bị cho một lớp học nhiều loại bàn ghế là thiếu thực tế, do đó giải pháp mà ông Dũng đưa ra là cần phải sử dụng loại bàn ghế có thể điều chỉnh được để phù hợp với từng học sinh. Thiết nghĩ, đây là một giải pháp mà những người có trách nhiệm cần sớm xem xét.
Nhìn đâu cũng thấy... sai !
Mỗi năm một lần, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Sở Y tế TP.HCM bắt tay vào thanh kiểm tra vệ sinh y tế học đường ở tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Kết quả mới nhất làm nhiều người giật mình: 27% các trường ở TP.HCM có tỷ lệ ánh sáng phòng học không đạt, 60% sử dụng bảng đen và chữ không đúng kích thước... Đặc biệt, gần 200 trường học sử dụng bàn ghế sai quy cách, 40% học sinh ngồi học sai tư thế... Một bác sĩ của Sở Y tế phụ trách công tác y tế học đường nói: "Cứ đến trường là thấy sai, cái sai hay gặp nhất là bàn ghế học sinh. Từ những trường có tiếng ở quận nội thành mới được đầu tư trang thiết bị, cho đến một số trường đại học còn sử dụng mẫu bàn đóng liền ghế thành cặp".
Theo nghiên cứu của Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường thành phố thì việc sử dụng bàn ghế sai quy cách là một trong những nguyên nhân gây thể trạng mệt mỏi, tinh thần uể oải cho học sinh trong giờ học, kéo theo một số bệnh như vẹo cột sống, cận, viễn thị... Vị bác sĩ này khuyến cáo: "Cho dù công tác vệ sinh y tế học đường thực hiện gần 10 năm, nhưng nó chưa thực sự được quan tâm. Dù có tốn kém khi thay bàn ghế, chúng ta vẫn phải làm, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe các em".
Trong buổi làm việc với Ban Văn hóa xã hội Hội đồng Nhân dân TP, lãnh đạo phòng giáo dục một huyện ngoại thành từng than thở rằng 80% bàn ghế của đơn vị mình là sai quy cách, các khối lớp đều dùng chung một mẫu bàn ghế. Ngoài ra còn nhận hàng "viện trợ" của các trường trong nội thành nên bàn ghế có gì dùng nấy, không đồng nhất chứ nói gì đến chuẩn. Đặt vấn đề để tìm biện pháp tháo gỡ thì lãnh đạo các phòng giáo dục đều tán thành nhưng "đây là vấn đề mang tính quá trình, không thể thay đổi trong một ngày". Bà Hồng Hải - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú nói: "Từ thay đổi bàn ghế kéo theo thay đổi hàng loạt cơ sở vật chất, diện tích lớp học...".
Theo đánh giá của Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường - đơn vị trực tiếp kiểm tra các trường, đến nay mới có các quận 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận làm tốt công tác thay bàn ghế theo đúng quy cách. Thậm chí đã có trường tiểu học dân lập ở TP.HCM thuê hẳn công ty nước ngoài về đo chiều cao học sinh để thiết kế bàn ghế riêng cho từng lớp... Thế nhưng những nỗ lực này còn quá ít ỏi.
Hướng dẫn của ngành y tế về kích cỡ bàn ghế học sinh
- Bàn ghế phải rời nhau, ghế phải có thành tựa.
- Chiều cao bàn = 42% chiều cao cơ thể, chiều cao ghế = 26% chiều cao cơ thể, chiều ngang tối thiểu cho một chỗ ngồi là 0,4-0,5m.
- Kích thước cụ thể (đơn vị cm): Đối với lớp mẫu giáo (lớp lá) áp dụng loại I, II (ghế cao 27 - 30 cm, bàn cao 50 cm), lớp 1 áp dụng loại II (30, 50), lớp 2 - 3 áp dụng loại III (34, 55), lớp 4-5 áp dụng loại IV (38, 61), lớp 6-8 áp dụng loại V (44, 69), lớp 9 áp dụng loại VI (46,74), lớp 10-12 áp dụng loại VII (47, 77).
(Theo T N )

Bệnh thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị

 

Đau vùng cổ và chèn ép thần kinh hoặc chèn ép mạch máu gây nên những phiền phức như tê tay, đau đầu, choáng váng cho người bệnh là triệu chứng có thể gặp do thoái hoá cột sống cổ.

Thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị

  Người bệnh thoái hóa cột sống cổ . Ảnh minh họa

Thoái hoá cột sống cổ là một vấn đề y học thường ngày. Ngoài tuổi 45, người ta thường thấy dấu hiệu thoái hoá cột sống cổ trên hình ảnh Xquang, tuy nhiên không gây nên các rối loạn chức năng, trên 50% không có biểu hiện triệu chứng. Các triệu chứng của thoái hoá cổ đoạn thấp (C4-C7) có nhiều biểu hiện như: đau cổ hay hội chứng cổ. Ép rễ thần kinh (đau thần kinh cổ - cánh tay). Ép tuỷ gọi bệnh tuỷ cổ do thoái hoá cổ. Ép động mạch đốt sống gây hiện tượng chóng mặt như hội chứng tiền đình.


Cột sống cổ được cấu tạo xếp chồng lên nhau gồm 7 đốt sống: C1- C7 và phân ra hai phần: phần trên C1-C2 có vai trò trụ cột và phần C4-C7 là đoạn chuyển động. Các đốt sống hợp bởi 3 hệ thống khớp: đĩa - đốt sống ra trước, liên gai sau ra sau và khớp bán động sang bên. Ngoài ra có ống sống chứa tuỷ sống; lỗ liên hợp chứa rễ thần kinh và động mạch đốt sống.
Các yếu tố thuận lợi cho thoái hoá cột sống cổ: dị dạng bẩm sinh đốt sống, chấn thương và vi chấn thương hoặc do một vài nghề nghiệp như thợ trát trần, diễn viên xiếc...
Các biểu hiện mà bệnh nhân đến khám như là đau cột sống cổ, làm hạn chế vận động cột sống cổ, do hiện tượng ép rễ thần kinh trong lỗ liên hợp của các đốt sống. Các dấu hiệu phối hợp như dị cảm cánh tay, cẳng tay và đến tận bàn tay. Đôi khi biểu hiện đau đầu không thể chịu được, ngoài ra có thể chóng mặt. Đau thần kinh cánh tay rất dữ dội, đau ở cột sống cổ và vai, đau lan xuống cánh tay, đau mặt ngoài cánh tay, đau lan đến khuỷu và có thể đến ngón cái, ngón trỏ. Đau dai dẳng và nghỉ không thuyên giảm. Nguyên nhân thường do chèn ép rễ thần kinh do gai xương nhô vào trong lỗ liên hợp hoặc do thoát vị đĩa đệm gây ra, thường do rễ của C5, C6, C7, C8.
Các biểu hiện của tổn thương rễ C5: đau mặt ngoài cánh tay và khuỷu tay. Tổn thương rễ C6: đau mặt trước cánh tay - mặt ngoài cẳng tay, ngón 1 và ngón 2. Tổn thương rễ C7: đau mặt sau cánh tay, cẳng tay và ngón 2, ngón 3, ngón 4. Tổn thương rễ C8: đau mặt sau và mặt trong cánh tay và ngón 5.
Chụp Xquang thường quy là có thể giúp chẩn đoán, chụp với 3 tư thế chụp thẳng, chụp nghiêng và chụp chếch 3/4. Trong trường hợp đau quá mức cần thiết chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ cột sống cổ. Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ cho phép phân tích chính xác mức độ ép rễ và thoát vị đĩa đệm. Kết quả chụp này giúp chẩn đoán còn nghi ngờ và quyết định điều trị ngoại khoa trong trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng. Đau thần kinh cánh tay cần phân biệt: viêm đĩa đốt sống, khối u ác tính hay lành tính đốt sống, khối u của đỉnh phổi gọi hội chứng Pancoast và Tobias.
Người ta phân biệt hai thể của đau thần kinh cổ - cánh tay rất khác biệt:
- Thể viêm mạnh: Đau thường xuyên và đặc biệt đau trong đêm ngủ chống lại thuốc chống viêm giảm đau cổ điển và cortisone uống và cortisone tiêm tại chỗ. Lúc này nên để cho cổ được nghỉ và đeo đai cổ và đai tay giữ cho tay ở tư thế chống đau.
- Thể viêm nhẹ: Đau mức độ vừa phải và không thường xuyên.

Điều trị

Việc điều trị phụ thuộc vào từng trạng thái bệnh và hoàn cảnh của bệnh. Điều trị với mục đích làm giảm đau nhanh chóng, tránh các động tác làm khởi phát cơn đau. Nằm ngủ trên giường phẳng, không gối đầu cao và không sử dụng gối dài. Ban ngày tránh mang vác nặng và ngồi lâu.
Sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không có corticoid, thuốc giãn cơ. Thuốc ức chế interleukine-1 với hoạt chất diacereine có tác dụng chống thoái hoá trong trường hợp mạn tính. Việc xoa bóp vùng cơ cổ và kết hợp tia hồng ngoại, chạy sóng ngắn... ở đợt đau của thoái hoá cổ cũng có tác dụng khả quan.
Đối với thể đau quá mức, bệnh nhân nên nằm bệnh viện và có thể sử dụng liệu pháp corticoid tĩnh mạch. Hoặc liều corticoide 0,5 mg/kg đường uống trong 2 - 3 tuần,  đeo đai cổ mềm và bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và kéo giãn cột sống nhẹ nhàng tại giường. Điều trị ngoại khoa là được chỉ định trong các thể đau quá mức và chống lại điều trị nội khoa và trường hợp giảm vận động.
Việc điều trị phụ thuộc vào từng trạng thái bệnh và hoàn cảnh của bệnh, có thể chống lại đau bằng thuốc chống viêm không có corticoid hoặc chống viêm có corticoid. Việc xoa bóp vùng cơ cổ kết hợp tia hồng ngoại, chạy sóng ngắn... ở đợt đau của thoái hoá cột sống cổ cũng có tác dụng khả quan. Lưu ý rằng việc điều trị thoái hoá cột sống cổ nhất thiết phải có thầy thuốc chuyên khoa chỉ định thuốc ứng với từng trường hợp, từng người bệnh cụ thể.
TS. Mai Thị Minh Tâm
(Khoa Cơ xương khớp, BV E Trung ương)

Những ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc... Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

medelab.vn

Xoa bóp chống thoái hóa cột sống cổ

 

Thoái hóa cột sống cổ, hay còn gọi là hư xương sụn cột sống cổ, là một bệnh lý thường gặp và đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở những người trên 40 tuổi. Trong y học cổ truyền, bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng như đầu thống, huyễn vựng, tý chứng, nuy chứng... Khi mắc các chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, vấn đề tập luyện và tự xoa bóp để chữa và phòng bệnh tái phát có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết này xin được giới thiệu một trong những bài tập vận động, cách thức tự xoa bóp thông dụng, đơn giản để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Phương pháp tự xoa bóp cột sống cổ

Ngồi thoải mái trên ghế, toàn thân thả lỏng, thở đều và sâu, tiến hành tuần tự các thao tác sau đây:

Xát cổ: ngửa cổ, dùng bàn tay phải xát từ trên xuống dưới phía bên cổ trái và dùng bàn tay trái xát từ trên xuống dưới phía bên cổ phải, mỗi bên xát 15 lần, sao cho tại chỗ nóng lên là được (hình 1).

Xát gáy: dùng các ngón tay của cả hai bàn tay đan với nhau rồi ôm lấy vùng sau gáy, kéo qua kéo lại 10 - 15 lần với một lực vừa phải (hình 2).

Xát vùng giữa hai xương bả vai: cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay ra phía sau cùng bên rồi xát từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên từ 10 - 15 lần, sau đó đổi bên với thao tác tương tự (hình 3).

Day ấn huyệt phong trì: đặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, 8 ngón kia ôm chặt lấy đầu, dùng lực day ấn cả hai huyệt phong trì từ 1 - 2 phút sao cho có cảm giác tức nóng phía sau đầu là được. Vị trí huyệt phong trì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt (hình 4).

Bóp các cơ vùng gáy: đầu cúi về phía trước, dùng ngón tay cái và các ngón còn lại của một bàn tay bóp cơ cổ từ trên xuống dưới với một lực vừa phải, làm đi làm lại 10 - 15 lần.

Day ấn huyệt kiên tỉnh: dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt bên đối diện chừng 1 - 2 phút. Vị trí huyệt kiên tỉnh: cúi đầu để xác định 2 đốt xương gồ cao nhất (C7 và D1), huyệt nằm ở điểm giữa đoạn thẳng nối khe của 2 đốt xương này với mỏm cùng vai (hình 5).

Véo gân dưới nách: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân dưới nách (huyệt cực tuyền) bên đối diện sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống các ngón tay.

Day ấn huyệt hậu khê: dùng ngón tay cái day ấn huyệt bên đối diện từ 1 - 2 phút. Vị trí huyệt hậu khê: nắm bàn tay lại, huyệt nằm ở cuối đường tâm đạo của lòng bàn tay, trên đỉnh nếp lồi (hình 6).

Tìm và day ấn các điểm đau ở cổ và vai (a thị huyệt), mỗi huyệt từ 1 - 2 phút, sao cho đạt cảm giác tê tức là được.

Phương pháp tập vận động cột sống cổ

- Nghiêng cổ sang trái rồi sang phải, mỗi bên 10 lần sao cho tai áp sát vai càng nhiều càng tốt, chú ý phải giữ cột sống lưng và thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng.

- Cúi cổ về phía trước, cố gắng để cằm tỳ vào ngực càng nhiều càng tốt, ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai, luân phiên hai động tác mỗi phía từ 10 - 15 lần.

- Quay cổ: cúi đầu phía trước rồi quay cổ về phía vai trái, phía sau, phía vai phải rồi trở lại như trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, luân phiên mỗi chiều 5 lần, yêu cầu động tác phải chậm rãi, liên tục và đều đặn.

- Nhấc vai: tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, luân phiên mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng một lúc 10 lần

Cần lưu ý: các động tác phải vừa sức, nhịp nhàng và tạo được cảm giác dễ chịu; phải tập trung tư tưởng chỉ huy động tác, làm đến đâu theo dõi đến đó; trong khi thực hành hơi thở phải tự nhiên; phải kiên trì tập luyện và tự xoa bóp, mỗi ngày làm 1 - 2 lần vào sáng sớm khi mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

(Ngày 26/12/2006 - Báo SK&ĐS)